Recommended Posts

Chào các bạn!

Mình xin tự giới thiệu tí:

Mình làm nghế sửa điện tử từ 1978 liên tục cho đến nay.

Khoa học kỷ thuật phát triển rất nhanh ở thế hệ 5X của mình muốn theo kịp phải mài mò và kiên nhẩn nghiên cứu lâu dài mới còn tồn tại.

Hôm nay ngồi đây cùng thảo luận với các bạn trẻ mình rất vui mặc dù trình độ của mình còn nhiều giới hạn.

Các bạn à! Thế hệ của các bạn có nhiều diễm phúc hơn mình nhiều vì có mạng thông tin Internet rất nhanh lẹ.Các bạn nên nghiêm túc tiếp thu kiến thức và trân trọng nhé!

Mình xin mở chủ đề nầy góp ý cùng các bạn ,Khi đứng trước một TIVI hư cần phải làm như thế nào để giải quyết cho nhanh và gọn:

A/Phần Lý thuyết TiVi cần phải biết nhưng cũng ko cần vững lắm nhưng phải biết khoanh vùng nhiệm vụ từng phần của máy.

B/Nhận máy cần phải có thông tin máy của khách và mở thử xem thông tin ấy có chính xác ko?Khâu nầy rất quan trọng có nhiều bạn ko chú ý dẩn đến đánh Pan ko ra,ko chính xác bị hồi âm hoài.

C/Mở máy ra quan sát tổng thể xem có cháy nổ gì ko?Vệ sinh,hàn lại các mối hàn cho sạch và đẹp.

D/Đinh Pan Khu Vực:

Đến đây bạn có thể cầm đồng hồ và mỏ hàn đc rổi đó:

Mình xin hướng dẫn các bạn sửa từng phần nhé từ dể đến khó.

I/Dể nhất là công suất Âm Thanh:

1/Giống như sửa Radio Casette:

*Đo Vcc cấp cho IC.

*Đo điện thế Vout ra loa có 1/2 Vcc (với nguồn cấp đơn);0V(với nguồn cấp đôi Vcc-&Vcc+)

*Đo nguồn 5v cấp cho 1 chân nào đó (Chân nầy tùy thuộc vào Ic có con có ,có con ko)

*kiểm tra chân mute IC.

*mở Volume tối đa (tùy Ic đôi lúc nó điều khiển trên con Ic trung tần Âm thanh IF).

Nếu tốt hết .

Gỏ tín hiệu phải có ra loa.

2/Trường hộp ko có tín hiệu ra loa kiểm tra tiếp:

*Đo Vcc có đủ V ko?:

muốn biết nó cấp khoảng bao nhiêu V thì nhìn tụ lọc nguồn xem danh định tối đa bao nhiêu thì đoán ra.

Ví dụ: */1000MF/16V thì nó 12V trở xuống.

*/1000MF/25V thì nó là 18V......

*Đo chân Vout ko =1/2Vcc và kèm theo nóng wá thì khả năng Ic hư .

Chú ý: Trước khi thay IC bỏ thời gian chút ít kiểm tra các tụ xung quanh.

Đến đây nếu máy chưa ra tiếng thì chắc cú là hư Trung tần tiếng rồi.

II/Phần Nguồn:

Phần lý thuyết phải nắm sơ bộ các loại mạch(tự tìm tài liệu học nhé).

Mình chỉ nói về phần thực hành thôi:

Trước khi sửa nguồn bạn nên cô lập sò Ngang ra coi chừng hư đèn hình.

1/Đo thẳng chân C sò ngang có khoảng 110Volt ko?

*Nếu có thì nguồn tốt.Chỉ trừ trường họp thiếu Amper thôi.

Muốn biết nguồn có thiếu Amper ko bạn lấy bóng đèn tròn 60W or 100W thử là biết liền.

*Thiếu Amper bạn cần phải kiểm tra :

-OSC(dao động) nguồn.

-Mạch dò sai.

-các tụ hóa xung quanh nguồn.

*Nếu ko có 110V thì kiểm tra tiếp:

-Đo ngay tụ lọc nguồn coi có khoảng 300VDC ko?

-Bạn phải dùng đồng đo Ohm kiểm tra:Cầu chì,điện trở hạn dòng,điện trở kích,Diod,Tụ.

-Đo Ohm 2 đầu tụ nếu =0 ohm thì STR or TR chạm rồi.

Chú ý:Khi đã tìm ra linh kiện hư thay mới vào Nếu bạn cẩn thận nên sử dụng nguồn điện 110VAC để tránh trường họp chưa tìm hết pan gắn điện vào là nó hư con STR liền (xác xuất 80%)

2/Chân C sò ngang ko đủ 110VDC nhưng có ra điện thế:

Bạn kiểm tra mạch dò sai và phần thứ cấp xem coi có chập nguồn nào ko?

III/Phần dao ngang:

Khi nguồn đã ổn bạn tiến hành kiểm tra phần dao đông ngang nhé!

1/Bạn đo 2 mối thứ cấp của Tranfor Driver

- xem coi có V AC ko? Nó khoảng 2 or 3 VAC tùy nội trở của đồng hồ đo.

*Nếu có VAC kể như dao động ngang đã chạy.Tuy nhiên tần số dao động chưa ắt đã chạy đúng.

Đến đây bạn đóng sò ngang vào để kiểm tra FLyback và các thứ linh tinh khác sau Flyback.

*Nếu ko có VAC bạn kiểm tra tiếp .

2/Bạn tìm và đo chân Vcc của con IC dao động ngang.

2.1 Thông thường chân Vcc nầy có 2 điện trở vài chục Kohm bắt nối tiếp với nguồn 110V dùng kích trước cho dao động chạy sau đó mới lấy điện thế ổn định từ Flyback.

2.2 Có nhiều loại máy khi bấm Stanby mới có điện thế nầy nó khoảng 12V trở xuống.

2.3 Có Volt chân Vcc mà chưa dao động đc.

Bạn hút trống chân nầy ra ,dùng đồng đo Ohm RX1 đo ngay chân nầy:

* Đo 2 chiều thấy một chiều lên kim (khoảng vài chục Ohm) và ko lên kim:IC khả năng còn tốt nhưng ko phài là ko hư đâu nhe ban.

*Đo 2 chiều mà khác ý trên là chắc cú IC dao động hư.

3/Xem hiện tượng vật lý con IC nầy:

*Nóng wá sờ muốn phỏng tay or có dấu cháy nổ:Hư chắc cú.

*Lúc chạy bình thường nó hơi ấm:khả năng còn tốt.

*Kiểm tra tụ,điện trở,thạch Anh... xung quanh có biến dang ko?

4/Tìm Chân out của IC dao động và đo thử coi có khoảng 0,5VAC ko?

Khi đo VAC nhớ cô lập DC or bạn nối tiếp thêm tụ Pi để cô lập DC.

*Nếu có bạn kiểm tra tiếp vùng Drirver,cái nầy dể rôi.

Đến đây phần dao động ngang đã tốt.

IV/ Phần Flyback và Đèn hình:

Phần nầy bạn phải cẩn thận coi chừng nó ăn sò ngang như ăn gỏi và bay đèn hình đó

Thông thường bay đèn hình khi nào B+ wá cao.

1/Bạn đóng sò ngang vào:

Một tay dùng đồng hồ đo Volt AC đo tại chân tim đèn còn một tay mở công tắc nguồn thấy kim vọt lên khoảng 4 tới 6 Volt thì Ok cho nó chạy tiếp.

1.1 Nếu ko or ít hơn 4 Volt thì tắt máy liền :

Cô lập Yoke thử lại lần nửa coi có Volt AC tại tim đèn chưa, nhớ nhấp thử thôi để lâu coi chừng cháy chất phát quang ngay trung tâm đèn hình nhe ban!

1.2 Dùng đồ đo Ohm kiểm tra nguội phần thứ cấp của Flyback các linh kiện đi phía sau nó.

Kiểm tra xong ?.Mở nguồn nếu chết sò ngang:

1.3 Tháo sò ngang ra đo thử coi nó chết kiểu nào:

Thứ I: Đo C-E chạm thì bạn kiểm tra sau fLyback,nguồn cao Volt.Thông thường fLyback rỉ nhẹ or các tụ Pi lớn Volt cao bị rỉ. Yoke bị chạm ...

Thứ II:Đo B-E và B-c nếu thấy chạm or rỉ thì bạn phải khoanh vùng dao động có khả năng mạch dao động chạy rồi nhưng sai tần số .

Chú ý: mạch hồi tiếp từ Flyback về IC dao động để ổn định tần số .

1.4 Còn một cách nửa nhanh nhất để xác định flyback chạy:

Bạn để cánh tay trước mặt đèn hình rồi mỡ nguồn có cảm giác lông tay của mình vựng lên và hơi mát chứng tỏ Flyback đã chạy.

Đến đây máy của bạn đo tại tim đèn đã có từ 4 đến 6 V AC rồi.Chứng tỏ flyback đã chạy.

Nhưng ánh sáng vẫn chưa lên.

2/Kiểm tra trên board đuôi đèn hình liền:

Trước khi kiểm tra bo đuôi đèn hình bạn chỉnh nút G2 trên Flyback lên tối đa để dể quan sát có khi phần Vert hư nó vẫn ko ra sáng.

2.1 Đo tim đèn có từ 4 đến 6 Volt chưa?

2.2 Đo KR,KG.KB(hoặc chân C của 3 con Transitor công suất sắc) :

Trước và sau cái điện trở lấy điện thế boot (điện thế 180-200V từ Flyback lên) xem coi có chênh lệch điện thế vài chục VDC ko?:

*Nếu có chứng tỏ tín hiệu Y đã tốt.

*Nếu ko phăn ngược trở về IC Video có máy nằm chung trong IC dao động ngang.

Đến đây hơi khó nhe bạn nhưng bạn đừng lo mình sẻ hướng dẫn cho bạn vài chiêu kiểm tra rất nhanh:

-Bạn đo tại 3 chân ngỏ ra của IC Video (Y-R,Y-B,Y-G) có ra khoảng 0 phẩy mấy tới 2 Volt ko? Nơi đây 3 chân phải cân nhau.Nếu có ra Volt nhưng ko cân thì chăc cú IC Video hư.

Chú ý:Tại đây khi bắt đc đài và màu ok thì điện thế ra phải thay đổi theo tín hiệu màu.

-ko ra Volt:kiểm tra chân Clamp (gì đó wên rồi ) tra data IC nhé tự làm thay đổi Volt xem coi ngỏ ra có Volt ko? rồi mò tiếp.

-Kiểm tra đường ABL dưới Flyback:nó có một đường điện thế khoảng 9 or 12V cung cấp cho IC Y đó nhe bạn.

*Bạn để đồng hồ đo V thang 50VDC đo tại chân ABL rồi chình nút G2 của Flyback thấy kim thay đổi từ V âm đền dương chứng tỏ mạch ABL đã chạy vì mạch nầy tự động điểu chỉnh ánh sáng nếu hư nó thì cũng ko ra ánh sáng.

Chú Ý: Đa số các bạn mò đả mà ko để ý đến đường nầy cứ đẻ đầu con Ic thay mãi mà ko ra pan.

2.3 Đo chân G2 trên board có vài trăm V ko?:

Nếu có thì bắt buộc phải ra ánh sáng .Nếu ko thì khả năng hư bô(nút chỉnh G2 và focus).

Ko ra sáng chỉ còn trường hợp đèn yếu thoi.

3/Kiểm tra Đèn hình:

Bạn tháo board đuôi ra dùng Adator lấy 6VDC cấp cho tim đèn dùng đồng hồ đo Ohm để thang RX1k đo độ phát xạ của từng tia R,G,B bằng cách :

3.1 Đo lần lược Katod và lưới khiển của từng tia đo 2 chiều (nó như diod):một chiều ko lên kim và một chiều lên kim.

* Đến đây bạn nhìn chiều kim lên đc bao nhiêu Ohm thì xác định đc tuổi thọ của đèn rồi đó.

Thông thường dưới 100Kohm thì còn xài đc.

* Nếu kim lên trên 100Kohm bạn có thể cứu giản đèn bằng cách bắn tia, nhưng độ bền ko cao lắm, chỉ giải quyết tình huống bất đắt dĩ thôi vì tốn công của nhiều wá mà ko lấy tiền đc khách phải xuất chiêu nầy .

Cách bắn tia đèn hình: Bạn tháo đèn và vĩ máy ra.Đốt tim đèn bằng Adaptor 6VDC và cho máy chạy để lấy điện thế focus vài trăm Volt hoăc lấy thẳng điện thế siêu cao thế cũng đc.

Cẩn thận coi chừng điện giựt nếu có giựt ko chết đâu bạn sợ vì siêu cao thế amper thấp lắm làm cho mình hết hồn thôi.

* Bạn quẹt vào 2 chân katod và lưới (lưới nối max,katod đ/t focus or siêu cao thế bạn đưa từ từ vào)của từng tia thấy nó đốt cháy những chất dơ cháy đỏ và rơi ra thì tốt rồi.

* Nhớ dùng điện thế focus trước(tim thuốc nhẹ ) ,ko thấy lửa đỏ thì chơi luôn điện thế siêu cao thế.

Sau khi bắn tia bạn kiểm tra lại xem coi chiều kim đồng hồ lên Ohm có giảm Ohm ko?Nếu giảm là OK rồi đó bạn.

3.2 Có thể bạn gặp trường hợp tim đèn và katod chạm:

*/Nếu chạm nhẹ bạn dùng đ/t 12VDC>24VDC chít vào 2 cực Katod và Tim đèn để đốt cháy chất dơ.

Chú ý: Không dùng đ/t AC coi chừng nó dính luôn nhe bạn.

*/Nếu katod và tim chạm nặng đừng lo mình giúp cho cách độ lại:

Bạn cô lập tim đèn ra ko cho dính max và bỏ đ/t đốt tim của máy. Tự tạo ra 1 đ/t đốt tim mới bằng cách lấy dây đồng quấn khoảng 3 vòng tại cục Flyback ra khoảng 6VAC rồi cấp cho tim đèn.

Đến đây là máy bạn đã lên ánh sáng rồi.

V/Phần Vertical:Vertical gồm 2 phần:

1/ Dao dộng Ver thì dể rồi ít khi hư lắm miển bàn vì nó chung với dao động ngang .Nếu ngang chạy thì Dọc ít hư lắm. Đo đường ra thấy có Volt Ac thì đc rồi.

2/Công suất Vert là quan trọng dể hư lắm:

2.1 Đo tại đầu Diod gần Ic phải có 24 VDC.Cấp từ Flyback và đường ra cấp cho yoke vert có 12V là tốt rồi.

2.2 Màn hình còn lằn sáng ngang:

Nhanh nhất bạn chỉ lấy tay sờ đại vào hàng chân IC vert or tắt máy thấy nó có bun lên rồi tắt thì khả năng con IC vert còn chạy (ko hư IC khoảng 7-80% thôi nhe).

Lúc nầy bạn phải kiểm tra các tụ phần Vert rồi.Phài đo nguội coi các điện trở,tụ,diod ...xung quanh vùng công suất Vert.

2.3 Màn hình bun lên nhưng sai tuyến tính:

Khả năng các tụ hóa bị rỉ.Trong phần công suất Vert có nhiều tụ hóa mình hướng dẫn bạn tìm ra thủ pham nhanh nhất nhé:

*Bạn cho máy chạy để một cái kiến hậu nhìn thấy màn hình đang chạy sai tuyến tính,Bạn lấy cái mỏ hàn nóng đè lên thân của các tụ hóa xung quanh vùng Vert.

Mắt nhìn mản hình thấy có thay đổi trong lúc đang đè cái tụ nào đó thì nó chính là thủ phạm móc ra thay liền. Không cần phải đo vì đo nguội ko ra đâu nhe bạn.

Chú ý:Các tụ hóa phần vert khó chịu lắm bạn phải thay tuyệt đối đúng trị số và nên lấy các tụ củ trong các xác máy monitor, chứ thay cái mới của Trung Quốc coi chừng sinh thêm pan đó nhe bạn.

2.4 Màn hình bun lên nhưng thiếu chiều dọc:Tới đây hơi chăm nhe các bạn vì nó có khả năng hư rất nhiều dạng.Đừng lo mình giúp bạn kiểm tra từ bước sẻ có kết quả OK thôi:

*/Đo tại Vcc con IC Vert:Phải có từ 18V<Vcc<25V DC xem như ổn phần nguồn (Với những IC sử dụng nguồn 24VDC).

*/Nếu Vcc<18VDC:Sờ IC thấy nóng wa Khả năng hư IC (7-80%) hoặc nguồn thiếu Amper.

*/Nếu Vcc>25VDC:Sờ IC thấy mát lạnh khả năng IC hư(7-80%).Đến đây cô lập chân Vcc đo Ohm tại chân Vcc và max(nó như diod).

*/Đo chân out con ic Vert xem coi =1/2Vcc ko?.nếu sai thì bạn thay Ic trước rồi tính sau.

*/nếu ko đc chỉ còn chiêu cuối cùng kiểm tra toàn bộ các tụ hóa và điện trở xung quanh.(nhớ thay đúng trị số).

2.5 Màn hình xếp lại gấp khúc hoặc thiếu trên,thiếu dưới:Kiểm tra các tụ mà ko ra pan thì chỉ còn các điện trở tăng trị số mà thôi.

Nói tới kiểm tra mò các điện trở bạn nào cũng thấy ngán vì có rất nhiều ko biết em nào là thủ phạm hơn nửa cái nào cũng tháo ra làm bầy nhầy mạch in(mất uy tín khi máy ấy tới người thợ khác ).Bạn đừng lo để mình chỉ cho bạn 1 cách kiểm tra đ/trở nhanh và ko hư mạch:

Nguyên tắc điện trở chỉ có đứt và tăng trị số,ko bao giờ giảm trị số.Vựa vào nguyên tắc nầy bạn kiểm tra đ/trở nằm trong mạch luôn.

Bạn đọc cho ra trị số con đ/tr muốn đo chính xác,dùng đồng hồ đo Ohm,đo 2 đầu đ/tr ấy:

*/nếu cao Ohm hơn thì chắc cú con đ/tr nầy hư.(Đố các bạn tại sao tôi dám khẳng định như vậy và lấy nguyên lý từ đâu?)

*/nếu thấp Ohm hơn khả năng còn tốt nhưng chưa ắt là ko hư đâu nhe bạn.(khả năng tăng trị số và đứt vẫn có).

Đến đây máy bạn đã có ánh sáng đầy đủ rồi.

Nhưng chưa có hột cát ,chưa ra hình,màn hình hiện đường hồi,mất màu, hiện bóng ma,Mất đồng bộ ngang dọc ...

VI/Phần khuyếch đại hình:

Đến đây hơi chăm và rất khó sửa nhe bạn nhưng các bạn đừng lo có A-CU-Din giúp bạn cô lập từng phần cho bạn dể đánh pan hơn.

1/Màn hình mất hột cát:

Cách nhanh nhất bạn gỏ tín hiệu tại chân video in của con IC Amply video xem coi có tín hiệu ra ko?Or lấy cái đầu đĩa cho chạy đừơng AV xem coi có hình ko?

1.1 Nếu có tín hiệu or ra hình thì chắc cú phần Amply Video tốt(khuyếch đại hình).

1.2 Nếu ko:

*Sờ thử IC có nóng ko?nếu nóng và có sẳn IC thì thay nó liền.Còn ko làm tiếp.

*Kiểm tra chân mute Video từ Vi xữ lý coi có gài chế độ OFF ko?

*Trong phần Amply Video có 1 chân Clamper *(gì đó wên rồi) dùng để mở cho Y chạy nó điều khiển từ Vi xữ Lý .

Tìm ra chân nầy rồi thay đổi ngươc trạng thái hiện đang có (nghĩa là nếu nó oV thì mình cho nó 5V và ngược lại) xem kết quả.

1.3 Kiểm tra từ chân ABL của Flyback dài lên tới con IC Amply Video xem coi có con điện trở nào đứt ko?Xác xuất đường nây hư rất cao.

1.4 Xem 3 chân ngỏ ra có cân Volt ko?có Volt nhưng ko cân là chắc cú hư IC.

1.5 Kiểm tra các linh kiện xung Quanh

Đến đây máy bạn đã chạy đường AV đc rồi .đã có hình.

2/Màn hình hiện đường hồi:

2.1 Bạn phải quay lại kiểm tra board đuôi đèn hình xem 3 katok R,G,B có vấn đề.

Bạn cô lập từ tia để để xác định em nào là thủ phạm.Nếu tìm đc thủ phạm là đèn hình thì bạn bắn cho nó một phát,ở trên có trang bị súng cho bạn rồi đó.

2.2 Nếu ko đc thì kiểm tra mạch xóa hồi (mạch nầy ít hư lắm)

2.3 Chỉnh nút G2 của Flyback:

Nếu chỉnh lên cao mà hiện hồi và xuống thấp thì ko hiện hồi nhưng tối (cái nầy thường xảy ra) thì đèn hình của bạn có tuổi rồi đó.Bạn cho nó uống thuốc trẻ hóa nếu cần.

Có 2 liều thuốc:Một nung tim ,hai bắn đại bát vào các tia.

3/Mất màu:

3.1Nhanh nhất là hàn các chân lại và thay thạch anh 4.43MHz.

3.2 Vi Xữ lý ko mỡ đc hệ màu bạn đang sử dụng:Bấm các nút chọn hệ màu lại.

* Nếu ko ra đc màu bạn phải tìm ra chân witch màu tìm cách thay đổi để xem kết quả từ đó suy tiếp .

* Trong phần màu nó có một chân lấy xung Flyback để mở màu (tên gì wên rồi):

Thông thường xung nầy nó lấy từ chân tim đèn,ABL or C sò có 2 tụ Pi nối tiếp xuống max lấy điểm giửa 2 tụ ...Bạn phăn từ đây dài lên tới IC Amply Video.

4/hiện bóng ma còn gọi là âm bản:

Hiện tượng nầy chứng tỏ màu chạy rồi nhưng Y chưa chạy.

*Trong mạch video amply có mạch làm trể tín hiệu Y(wên tên rồi)để sau khi xuất ra hình và màu cùng thời điêm đến màn hinh .Bạn kiểm tra mạch nầy.(mạch nầy ít hư).Các máy càng về sau ko còn thấy nửa nó tích hợp trong IC luôn rồi.

5/Mất đồng bộ ngang dọc:

5.1 Phần nầy bạn đừng lo vì các máy sau nầy nó cộng ,trừ,nhân ,chia tần số ngang dọc đã tích họp trong Ic rồi.

*Chỉ có những máy cổ nó còn ở ngoài :Hư mạch nầy bạn chỉ còn cách đo các trị số điện trở cho chính xác or thay IC.(mạch nấy ít hư lắm)

* Có khả năng bạn gặp trường họp nầy:

Chơi đầu đĩa thì hình tốt nhưng wa Tivi hình chạy theo chiều đứng or xé xọc là do tín hiệu đồng bộ từ trung tần hình cấp ko đủ hoặc mất xung nầy.

Tới đây máy bạn đã chạy đầu đĩa ra hình và tiếng tốt rồi.

VII/ Phần trung tần hình:

Muốn biết hư phần trung tần hình bạn rỏ tín hiệu tại chân IF trên Clock nếu có tín hiệu nhiểu hột khả năng Trung tần hình chạy rồi.

Nếu ko bạn kiểm tra:

1/Đa số phần nầy hở mạch là nhiều.Nhất là máy hiệu Sony khi bạn gặp máy hiệu Sony ko ra hình or âm thanh chậm chờn thì bạn cứ tháo cái hộp trung tần ra chấm hàn hết lại trước đi rồi nói chuyện sau.

2/Phẩn trung tần khó sửa nhất là mạch auto search progam(tự động rà đài) vì nó có liên quan đến tần số và các bộ phận khác (như Vi xử lý,clock..) rất nhiều.

Mình mách cho bạn một chiêu để xác định hư phần nầy nhe:

2.1 Bạn dò đài băng tay cho hình rỏ và tiếng tốt chọn nhớ nếu kết quả ok thì chắc cú hư phần auto search rồi.

2.2 Nếu hình rỏ và tiếng tốt nhưng ko nhớ thì bạn phải giải quyết phần memory,Vi xữ lý trước.

2.3 Nếu hình và tiếng chưa đạt bạn phài giải quyết khâu nầy trước nó có liên quan tới clock và các cuộn dây (Thường các cuộn dây bị ẩm nhiều lắm)

2.4 Đến đây bạn dùng đồng đo Volt DC thang 10V đo tại cuộn dây AFT và bấm nút Auto search thấy kim đồng dao động lên khoảng 4-5V chứng tỏ tín hiệu hình đã có và đủ để kích con IC nhớ làm việc.

*Nếu có ít volt wá bạn chỉnh cuồn AFT.

Chú ý:Chỉnh cái nầy phải cẩn thận coi chừng trâu què thường trâu cui nhe bạn.Tốt nhất bạn nên làm dấu vi trí lỏi than, ko đc bạn còn trả lại như củ.coi chừng bể lỏi than cũng chết luôn.

*Cái SAW lọc trung tần mất phẩm chất cũng sinh ra bệnh nầy.Nhất là máy hiệu Goltast đa số bị cái SAW nầy làm cho chỉnh Aoto search ko đc.

Mình hướng dẩn cho bạn cách cách xác định cái Saw nầy hư nhe bạn:

Bạn ra chợ mua cái Saw 3 or 4 lỏi than dùng để chuyển hệ máy Nghĩa địa Nhật gắn vào,bạn thử rà đài tự động nếu nó nhớ ít nhất 1 đài thì chắc cú cái saw nầy hư.

3/Chú ý Quan trọng:

*/Phần trung tần hình có 2 cuộn dây:cuộn trung tần IF và cuộn tách sống hình Det IF nếu còn zin thì bạn đừng bao giờ chỉnh 2 cuộn dây nầy lý do vì mạch nầy là loại mạch cộng hưởng tù(dãi tần) nghĩa là sau khi cộng hưởng nó lấy ra tín hiệu hình(Y),tín hiệu màu©,tín hiệu đồng Bộ,...có biên độ thích hợp.

*/Bạn có thể chỉnh cuộn AFT(mạch tự động điều khiển tần số) vì lâu ngày các cuộn dây và tụ sai trị số.

*/Nếu bạn gặp máy ko con Zin nửa đã có thợ chỉnh wa rồi ,bạn đừng lo để mình giúp cho cách chỉnh 3 cuộn dây nầy:

-Đầu tiên bạn phải chọn 1 đài nào đó ví dụ:Đài Tiền Giang kênh 26(Đài nào cũng đc nên chọn đài tại địa phương bạn tín hiệu mạnh nhất) bạn rà đài bằng tay(manual) cho ra hình và tiếng ở vị trí tương đối tốt.

-Bạn nhìn thang dảy tần khi rà đài nằm trong khoàng tần số của đài Tiền Giang(Cái nầy nằm vi trí ko đúng thì coi chừng bắt ko đủ đài)

-Bạn nối tắt cuộn AFT lại.

-Xong bạn chỉnh cuộn IF và Det IF cho hình vả tiếng tốt nhất.

-Bỏ mối hàn cuộn AFT ra nếu nó sai tần số bạn chỉnh cuộn AFT lại.

*/Đến đây bạn có thể gặp trường hợp Bắt đài Tiền Giang thì nhớ đc nhưng các đài khác ko nhớ hoặc mất tín hiêu đồng bộ.

Như vậy vị trí đài Tiền Giang bạn chọn chưa đúng.Bạn phải làm lại từ đầu dời tần số đài Tiền Giang tới or lui tí rồi chỉnh lại theo ý trên.(phải kiên nhẩn,mò từ từ nhe bạn).

*/Đây là cách chửa cháy chỉ đạt mứt độ tương đối thôi.

*/Nếu mình nhớ ko lằm thì cuộn AFT và IF giống nhau bạn có thể tráo đổi thử để đánh pan.

VII/Phần Block (Bộ bắt sóng):

Nhanh nhất bạn chỉ cần thay đổi đài đo tại VT có thay đổi điện thế chứng tỏ Bộ Vi xữ Lý và các bộ phận liên quan đã làm việc tốt.Nếu ko?:

1/ Bạn kiểm tra điện thế 32VDC cấp cho VT có ko?Điện thế nầy lấy từ Flyback ổn áp bằng con Diod Zener 32V.Nó đc bắt nối tiếp với điện trở vài chục KOhm đến điện thế khoảng 60V trở lên.

Chú ý: Điện thế nầy thấp wá, tuy nhiên khi wa mạch ổn 32V đo vẫn đúng.Nhưng khi máy chạy nó thiếu amper làm cho Volt VT ko ổn,sinh ra bịnh chạy đài hoài(Kinh nghiệm xương máu).

2/Kiểm tra điện thế 12V cấp cho B+Block:Cái nầy dể rồi.

3/Kiểm tra con IC Swich đổi băng tần VHF,UHF.

Bạn bấm auto search xem VT có thay Volt từ 0V tới 32Vko?rồi lại trở về 0 tới 32 V nửa nhưng lần sau điện thế VL,VH và VU lần lược thay đổi theo mỗi chu kỳ như thế(từ 0V đến 32V).

Chú ý: nếu nó thay đổi ko tới 32V khi bắt đc đài thì ko đủ đài ,bạn phải kiểm tra đường VT lại.mình đã nói ở trên rồi đó.

Mọi thứ đều đúng hết mà ko bắt đc đài như thế thỉ hư Block rồi.

4/ Nếu có Block thay thì dể rồi.

Nhưng để mình hướng dẫn bạn sửa Block nhe (Nói thật với các bạn chứ trước đây mình ăn tiền của thợ phần nầy nhiều lắm vì lúc ấy giá 1 cái Block tới mấy trăm ngàn nhưng mình sửa chỉ lấy có 40 ngàn thôi).

Bây giờ thì rẻ rồi mua cái khác thay vô cho rồi có đâu mà ngồi sửa chi cho tốn công.

Nếu bạn nào muốn sửa thì mình mách cho một chiêu:

* Bạn tháo Block ra và hàn nối dây dài ra để kiểm tra trên vĩ mạch :

*Block có 3 phần chính:OSC(dao động),MIX(trộn sóng)và RF(khuyếch đại cao tần).

*Bạn gỏ tín hiệu coi nó còn nhiểu hột tới đâu nếu tới RF là ok :sửa đc.

Bạn nhìn thật kỷ có một con nhỏ như hạt tiêu có 4 chân (thông thường trong block có 2 con giống y nhau như thế,1 con chạy UHF,1 con chay VHF) bạn thử so sánh là biết con hư liền(đo Ohm).Hư con nầy bạn chỉ có cách tìm xác block lấy ra thay vô thôi chứ thị trường ko có đâu mà mua.

*Bạn bấm auto search đo điện thế VT thay đổi phải đi tới con hạt tiêu 4 chân nầy.

Nếu ko đc thì potay.com và cả pochân.cháo luôn.

Thôi đến đây là máy bạn đã chạy ok rồi đó.

VIII/ Phần Vi xử Lý:

Phần Vi xử lý là phần trung tâm của máy nhưng mình chẳn có gì để nói.

1/ Bạn chỉ kiểm tra coi có 5 Volt cấp cho xử lý hay ko?

2/ Đo ngay tại thạch Anh co có 1-2 Volt hay ko?

3/Thử bấm các nút tìm chân in coi chân out có ra ko?

4/Nhớ vệ sinh và hàn lại kỷ lại.

Nếu 4 cái trên ok thì hết thuốc chửa .Phải thay IC thôi.

Chú ý:Mình còn 1 chiêu nầy cứu con xử lý 5 ăn 5 thua nhe các bạn:

*/nếu gặp con IC xừ lý chậm chờn (nghi nhiểm từ)lúc đc lúc ko có thể cứu đc.

Bạn đem con IC bỏ vào ấm nước nấu cho thiệt sôi lên sau đó lấy con IC bỏ vào nước lạnh liền.Mục đích để khử từ trong ruột con ic thôi vì theo nguyên lý đối với kim loại nhiệt độ thay đổi đột ngột làm mất từ trường?.

Trên đây là những kinh nghiệm của mình làm nghề bao năm qua.

Nếu có gì ko đúng thì các bạn thông cảm bỏ wa nhe!

Cám ơn các bạn bỏ thời gian đọc bài của mình.

Xin chào đoàn kết và thân ái!

Cai Lậy,Ngày 06/04/2009

Writer: La Văn Hoạnh

ĐT: 073.3826028 và 073.3710472

Email: [email protected]

Sửa xong ngày 15/12/2009

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Chào các bạn!

Nhận thấy các bạn thích bài viết của mình và có ích cho các bạn.

Mình xem lại bài viết thấy còn thIếu nhiều nay mình bổ xung thêm nhé:

I/PHẦN NGUỒN:

Dể nhất là loại dao động cấp trước như IC3842...:

Sơ đồ nguyên lý khối nguồn sử dụng IC KA3842 hoặc UC3842

ka3842.png

 

Gồm có 3 phần :Dao động,Công suất và Hồi tiếp:

1 Dao Động:

a/Bạn hút cây Feet ra để đồng hồ 10V đo tại chân out (chân 6)của IC xem coi có Volt dao động từ 0,5V>2,5V ko?:

-Nếu có:nhìn xem dao động chậm hay nhanh đoán đc tần số của nó(cái nầy k cần thiết lắm chỉ biết thôi).Gắn Feet vào:Chắc cú bên thứ câp phải ra Volt.

*/Đo thứ cấp tại chân C sò ngang xem có đủ 110 Volt ra chưa:

*/ Nếu đủ thì Ok 100%.

*/ Nếu không đủ 110V thì kiểm tra tiếp:

-Mạch dò sai :Thay thử con optron trước nhe bạn(Đo Ohm ko ra đâu)

-Xem lại tần số dao động con IC vì tần số nầy cũng quyết định số Volt ra của thứ cấp(cái nầy theo kinh nghiệm

dao động nhanh ra Volt cao,Chậm ra Volt Thấp ?).Nếu mạch dò sai chưa hoạt động thì điện thế ra chưa ổn định sinh ra đ thế cao or thấp.

-Nếu ko:Kiểm tra điện trở vài trăm KOhm lấy từ nguồn 300 VDC cấp trước hoặc cây Transitor cấp Volt cho Chân IN(pin7) của IC dao động nguồn (Đo tại chân IN của IC nầy cũng đoán đc IC có chạy ko?:Nếu trên 12V khả năng IC hư nhiều lắm và 10-12V chạy tôt?.dưới 10V khả năng IC chạm tải (cái nầy kinh nghiệm thôi nhe khoảng 7-80% thôi).

Chú ý:Loai dao động nầy có 1 chân Regu 5V.Ví du con IC3842 là chân 8.

-Bạn đo tại chân nầy đúng 5 V xem như ổn (đả chạy và tần số dao động đúng ?).

b/Thông thừong các bạn gặp trường hợp nầy:

*/Đo chân out ko có V dao động nhưng các chân khác thì có nhưng điện thế dao đông rất thấp và nhanh:

chứng tỏ dao động chạy rồi nhưng trở ngại ở mạch bảo vệ(Tìm và cô lập nó ra để xác định chính xác) Nếu Cô lập mạch bảo vệ rồi thấy chân out có ra Volt ,bạn khoang đóng Feet vào nhe! Bạn phải khắc phục mạch nầy trước Nếu ko nó ăn Feet như ăn gỏi nuốt ko kịp nhai nhe bạn!.

*/Chân out có Volt ra đủ nhưng chết Feet hoài:

Bạn Phải kiểm tra nguội phần thứ cấp xem coi nơi nào nuốt tải:

nhanh nhất để thang đo RX1 đo tại các Diod phần thứ cấp: Đo 1 đầu kim lên khoảng vài chục Ohm và 1 đầu ko có Ohm chứng tỏ đường nầy còn tốt.Trái ý trên bạn phăng dài phía sau tải coi linh kiện nào hư làm cho sai ý trên.(Dùng phương pháp loại suy cô lập từ từ).

Đến đây phần thứ cấp bắt buộc phải ra Volt.Nhưng ra Đủ Volt và Amper ko thì tính sau.

2/Công Suất và hồi tiếp:

a/Công Suất:

Phần nầy cái khó nhất là linh kiện thay thế.Hư cây Feet bạn bị lúng túng Tìm cây giống y thì rất khó,mình hướng dẫn cho bạn cách tra đặc tính Feet,Transitor,Str thay thế nhe:

*/Tra Data trước bạn vào trang web nầy tìm:

http://www.alldatasheet.com/

http://www.datasheet4u.com/share_search.ph...p;x=32&y=14

(con nhiều trang web tra minh bổ xung sau)

*/Xem: Điện thế,cường độ,Hệ số khuyếch đại và tần số làm việc cây hư.

*/Xem cây thay thế:Chỉ cần 4 phần trên tương đương or cao hơn là thay thế đc rồi.

*Chú Ý:Tên nó phải giống và cùng chủng loại.

b/Hồi Tiếp:

Thông thường cây Optron rất dể mất phẩm chất (Cây nầy đo nguội rất khó xác định chỉ đo nóng thôi trên diễn đàn có chỉ cách đo bạn tự tìm nhe).

*/Nếu bên thứ cấp có ra Volt:

-Chậm 2 chân bên thứ cấp con optron đo bên sơ cấp có Volt thay đổi thì khả năng con nầy con tốt nhưng ko phải là ko hư đâu nhe bạn.

-trái ý trên chắc cú hư.

*/Đa số mạch nầy thường dùng làm bảo vệ nguồn nếu có sự cố gì thì mạch nầy cúp luôn dao động nguồn vì thế bạn nên kiểm tra nguội(đo Ohm) phần nầy và các linh kiện liên quan.

Loại nguồn dao đông,công suất xài chung như STR6707....

Gặp loại nguồn nầy bạn ko thể đo dao động trước đc.

Bạn tìm và đo có 1chân khoảng 9-12V cấp trước cho dao động.

-Chân nầy:*/nếu lên Volt cao chắc cú con STR hư phần dao động rồi.

*/nếu khoảng 9>12V:khả năng dao động còn tốt.

Đến đây ban chỉ còn cách đo nguội thôi:

Để thang đo Rx1 kiểm tra cây công suất trong ruột con STR nầy nó có 3 chân giống như con TR rời.

Chú ý: Mình hướng dẫn cho ban 2 thế võ trị con nầy nhe!(ko co trong sách vở đâu)

*/Mình nhớ 1 kinh nghiệm trả giá bằng xương máu:(kể bạn nghe nhe!)

cái tivi nầy hư con STR6707 sửa xong thử tại tiệm mấy ngày chạy rất ổn, giao cho khách vài bửa hồi âm lại kiểm tra thấy hư con STR 6707 nửa và nó hồi âm khoảng 3-4 lần và cứ hư con nầy hoài.

Hỏi lại khách nói đả wa 2 tay thợ rồi bịnh vẫn U như kỷ.Mình hỏi kỷ Khách nói mới sửa về chạy rất tốt đến hôm sau mở máy lên hư liền.

Mình xem kỷ lại coi con STR hư kiểu nào?Đo 3 chân Tr công suất chạm.

Đành phải suất chiêu ngoài sách vở thôi.

Mình cắt mạch từ B+tại tụ lọc nguồn 300VDC nối với cực C Tr công suất nguồn gắn thêm 1 con Diod nối tiếp Từ B+ đến 1 mối tranfor nguồn đến cực C. Kết quả chạy ổn định.(Ok 100%)

*/Con STR6707.Str6307...Nếu hư con Transitor công suất thì độ đc:(vừa chạy ổn định, vừa tiết kiệm tiền,vừa có uy tín )

-với điều kiện phần dao động nguồn còn chạy tốt.

-Bạn cắt 2 chân cực E và C giử lại cực B gắn 1 Transitor công suất rời.

Sau khi độ cách nầy chạy rất ổn con hơn thay cây mới.

Nguồn sử dụng Transitor rời:

a/Gặp loại nầy thì khổ rồi bạn ơi! rất khó sửa và có rất nhiều dạng nhưng ko sao để mình cứu cho.

Trước tiên bạn phải đo nguội để thang đo Rx1 đo sơ bộ xem coi có em nào hư ko.(nhớ thay chính xác trị số).

Cái khổ nhất của thợ gặp mạch nầy bị cháy nổ biến dạng các linh kiện ko còn đọc đc trị số và ko tìm đc lược đồ giống Y.

Nhất là các điện trở bị cháy nổ ko đọc đc màu .Ko sao mình chỉ cho ban cách đóan trị số nó nhe!:

*/Bạn cố gắng nhìn cho ra 1-2 màu nằm ở vi trí nào?hàng đơn vị,hàng chục or hàng trăm.

từ đó suy ra trị số mình cần tìm (nếu thay ko đúng thì sai số ít thôi hơn nửa điện trở nó có độ gia giảm cho phép).

*/Dùng đồng hồ đo Ohm chính xác:

Để 1 đủa đo chân điện trở còn đủa kia rà trên thân con điện trở cháy nổ đó xem coi nó khoảng bao nhiêu Ohm từ đó suy ra .

b/Ban lấy con công suất ra :

-Mở nguồn đo tại cực EB xem coi có khoảng vài Volt ko?Đây là điện thế cấp trước cho sò nguồn chạy.(bắt buộc phải có).

-Nhớ để điện nguồn 110V thôi tránh trường hợp chết sò hoài.

c/Mạch bảo vệ đa số xài Tr bạn phải thay đúng vì nó đấu mạch theo kiểu Dalynton(bắt tay)

Đến đây nếu bạn bí wa sửa bộ nguồn hoài ko đc mình chỉ cho bạn chiêu cuối cùng giải quyết đc tất cả các bộ nguồn của Tivi.

Cách độ bộ nguồn:

Bạn ra chợ mua bộ nguồn Auto Volt dùng để ráp cho máy nghĩa địa Nhật ngày xưa thường chuyển 110V lên 220V AC đem về độ lại cho máy mình.

Thông thường bộ nguồn mua chợ ra 110V, 12V+,12-,5V+.

-110V cấp cho C sò ngang.

-12V+ cấp cho mạch kích ngắt mở nguồn.

-12V- cấp cho Ic nhớ.

-5V+ cấp cho xử lý.

Bạn xem kỷ nguồn thứ cấp ra của máy cần có bao nhiêu thứ nguồn:

*/Nếu ra giống và đúng y như bộ nguồn mới thì wa dể cắt mạch gắn vô là xong Ok(100%) lượm tiền liền .

*/Nếu ko giống thi phải động nảo tí nhe bạn,đừng lo để mình giúp cho:

Thường máy bạn chỉ có mấy trường hợp nầy thôi:

a/Nếu nguồn stanby(kich sau):ngắt mở điện thế AC thì bạn phải đấu dây lấy nguồn AC từ trong máy ko đi trực vào board auto Volt.

b/Nếu nguồn stanby ngắt mở DC thì đấu dây 12V+ vào chổ công tắt ngắt mở Rờle.

c/Nếu gặp trường hợp phần Vertical lấy điện thế 24VDC từ nguồn thì bạn phải tháo dây thứ cấp 12V-ra đảo đầu dây mắt nối tiếp với cuộn dây 12V+ tạo điện thế 24VAC rồi nắn lọc ra DC.

d/Nếu gặp phần âm thanh lấy điện thế từ nguồn thì hơi chăm nhe vì tại đây điện thế 12VDC hay 18VDC có nhưng ko đủ Amper cấp cho công suất âm thanh.có rất nhiều bạn bó tay ngay chổ nầy nhưng bạn đừng lo có ACUDIN giúp bạn nè:

Có 2 cách làm:

1/Gắn thêm 1 tranfor rời khoảng 1 Amper trở lên nắn lọc tạo nguồn 12 hoặc 18VDC cấp cho phần Âm thanh.

2/ Bạn phải sử dụng Transfor zin của máy và tìm cách đấu dây mới chạy đc.

Cách làm:

Phần thứ cấp bạn để U như kỷ chỉ thay đỗi phần sơ cấp thôi:

*/Sơ cấp Transfor nguồn Auto có 2 cuộn dây:

-1 cuộn nối vào C sò nguồn.

-1 cuộn hồi tiếp vào cực B sò nguồn.

*/Bạn tìm 2 cuộn dây sơ cấp của Transfor zin(của máy) gắn vào giống như transfor của mạch Auto là xong.

*/Trên mạch Auto Volt nó có 1 đường hồi tiếp để Regu ổn định điện thế lấy từ nguồn ra 110V về con Optron bạn phải hàn 1 sợi dây tử nguồn 110V về.

Chú ý:Ban phải cẩn thận khi đấu 2 cuộn dây sơ cấp nhe coi chừng bay sò nguồn đấy.

Nếu đấu 2 cuộn dây nẩy lộn fa thì hư liền.(nên thử điện 110VAC trước)

II/PHẦN FLYBACK VÀ YOKE:

A/ Phần Yoke:

Phần nầy bắt pan rất dể nhưng trị cho hoàn chỉnh thì rất khó vì khi thay Yoke mới vào lúc nào cũng sai convergen(méo gói) và sai màu nhiểm từ.

*/flyback ko chạy,chết sò ngang tháo yoke ra Playback chạy và ko chết sò chắc cú hư yoke.

*/Máy chạy ra ánh sáng hình thang=>hư yoke.

Thay mới yoke khác thì dể rồi nhưng phải tìm giống y và cân chỉnh cho hình đẹp rất khó (có kinh nghiệm nhiều mới giải quyết đc)

Đến đây mình chỉ cho bạn cách sửa Yoke nhe:

*/Tháo yoke ra lấy viết làm dấu cẩn thân.

*/nếu Yoke hư 1 mép bạn nên tìm yoke củ còn tốt thay vào vì làm như vậy ít sai converrgen hơn là thay yoke mới.

(Bạn tháo ra cẩn thân để ý mấy miếng nam châm,vi trí ,thay xong gáp trở lại phải đúng vị trí củ)

*/Nếu thấy dấu nẹt lửa chạm 1-2 vòng bạn nên làm vệ sinh sạch băng keo chế verni mới.

Nói tới Yoke có nhiều bạn ko nắm đc cách độ yoke đèn hình Monitor gắn xác Trung Quốc mình chỉ cho ban 1 chiêu nầy nhe:

*/Phần Yoke Vert: Bạn đo coi bao nhiêu Ohm

-Nếu dưới 10 Ohm là nó đấu 2 cuộn //thì bạn tháo ra đấu lại kiểu nối tiếp.

-Nếu trên 10 OHm thì giử nguyên ko thay đổi.

*/Phần Yoke ngang:

Yoke đèn Monitor lúc nào đo cũng dưới 1 Ohm Bạn tìm cách đấu làm sao cho nó đc khoảng 4-6 Ohm.

Cách làm:

Thông thường mỗi mép yoke ngang có 8 cộng dây tháo ra chia làm 2 nhớ đo kỷ cô lập cho các cuộn dây nầy rời ra ko dính lẫn nhau.

Bạn tìm cách đấu//,Nối tiếp or hổn hợp(vừa nối tiếp vừa //) sao cho nó ra đc 4-6 Ohm là đc.

B/Phần Playback:

Cục Playback chẳn wa nó là tranfor nguồn thôi.

Phần dao động là dao động ngang(Osc H.Hold),Công Suất là sò ngang,Cuộn Sơ cấp là 2 mối :1 lấy B+=110V và 1 nối với Cực C sò ngang,Thứ cấp ra nhiều điện thế đề cấp cho nhiều bộ phận trong máy như:

1/Cấp điện thế AC từ 4>6 Volt cho tim đèn hình.

2/Cấp 24V cho IC Vert (Có máy lấy 12V or 60V)

3/Cấp 180V>200V cho 3 Transitor công suất sắc (RGB).

Chú ý:điện thế nầy có nhiều máy lấy bên sơ cấp nên khi Playback chưa chạy đo vẫn có 110V.

4/Cấp 15KV>25KV cho Anod đèn hình(núm vú Đèn hình) chổ nầy ko đo đc chỉ thử xem coi lửa xanh ra như thế nào để đoán đ/t thôi.

5/Cấp điện thế âm cho G1(Catod đèn hình).Tại G1 thay đổi điện thế là thay đổi độ sáng(chỉnh Brightness).

Chú ý: Khi thay đổi chênh lệch điện thế giữa Catod và lưới khiền là thay đổi độ sáng của đèn hình.

Gặp máy pan về Ánh sáng đây cũng là điểm tựa để bạn phăng ngược tìm Pan đó nhe ban!

6/Cấp đ/t 40V>300V cho G2(tùy cấu tạo của đèn hình) Chỉnh nút Crean(nút dưới cùng của Playback) là thay đổi đ/t nầy.Đ/t G2 cũng thay đổi độ sáng chỉnh 1 lần dành cho thợ.

7/Cấp điện thế 800V>1500V cho Focus(lưới dương G4) nằm trong Kylo(núm chụp đuôi đèn hình).Chỉnh nút trên cục flyback làm thay đổi độ hội tụ ảnh.

8/Điện thế ABL(tự động điều khiển ánh sáng):Flyback có 1 chân lấy điện thế âm phối hợp với đ/t nguồn 110V cho ra điện thế từ 9V>12V cấp cho mạch Y con IC Video Amply.

Chú ý: Mất đ/t nầy máy có ánh sáng ko ra hình (Pan nầy thường xảy ra).

9/Ngoài các đ/t trên Flyback còn cung cấp các xung Flyback để điều khiển các mạch như:

*/Xung mở màu:Thông thường tại cực C sò ngang bắt nối tiếp 2 tụ Pi lấy điểm giữa cấp về con IC giải mã màu .

*/Xung ổn định dao động ngang:thường lấy tại chân tim đèn.

*/Xung ổn định Nguồn và xung cấp cho IC xữ lý:Có rất nhiều dạng.(bạn tự tìm nhe!)

*/Chết sò ngang hoài:

Bạn tháo sò ngang ra đo 2 mối thứ cấp cuồn Driver thấy có ra khoảng 1V>3V AC (dao động ngang chạy rồi)==>Playback phải chạy và đo C sò coi đủ 110V ko?.

-Cô lập Yoke=>chết tiếp.

-Nhìn xem kỷ flyback có biến dạng ko (xì thủng lổ or phình bụng).

-Dao động ngang lên cao Volt sai tầng số (Đo sò BE chạm or rỉ biết liền)

-Kiểm tra kỷ các tụ Pi cao Volt và nguồn thứ câp xem coi có em nào là thủ phạm ko?.

Đến đây có nhiều bạn lúng túng tìm hoài ko thấy hư món nào cả nhưng đóng sò vô chết hoài ==>rung tay.

Bây giờ ko biết giải quyết như thế nào?Đừng lo mình chỉ bạn chiêu nầy nhe!

(Bạn bỏ nó đi đừng quan tâm tới nó,Rủ vài thằng bạn đi nhậu cho đã nhưng đừng sĩnh quá trong lúc lai rai bạn ngồi ngẫm cái máy ở nhà từ đầu tới cuối xem mình làm gì,tìm cho ra khuyết điểm tư duy kiến thức của mình ==>xong nhớ pan xuất đời).

*/Không chết sò nhưng Flyback ko chạy:Tới đây hơi khó nhe bạn.Có 2 trường hợp xảy ra :

1.Flyback chạy đc tí rồi tắt:

Bạn để đồng hồ đo volt AC tại tim đèn nhấp nguồn thấy có ra Volt rồi xuống.

Bạn xem kỷ coi nó tắt kiểu nào:

*/Lúc tắt nguồn 110V DC cấp C sò còn và dao động ngang mất(Đo tại cực C transitor Driver và mối bên kia cuồn sơ cấp Driver biết liền))

Chú ý:

Bạn tháo sò ngang ra mở máy Đo Volt Vcc cấp dao động ngang có Volt rồi mất làm cho dao động ngang chạy nhưng máy còn trở ngại gì nên xử lý ko cho chạy tiếp.

Bạn tìm cách ép đt nầy ko cho mất(nghĩa là dao động lúc nào cũng chạy)xong gắn sò ngang vào cho Flyback chạy lúc bấy giờ bạn mới tìm ra đc thủ phạm.(Nhớ tháo núm và kilo đuôi đèn ra coi chừng hư đèn nhe bạn)

*/Kiểm tra xung Flyback quây về cấp nguồn dao động ngang và xử xý (tự tìm nhé!).

*Các máy sau nầy hư Phần Vertical or Ic công suất sắc cũng sinh ra pan nầy.

*/Lúc tắt nguồn 110V DC mất:

Kiểm tra xung quây về điều khiển mạch dò sai nguồn.(thường gặp máy hiệu LG đời mới Nguồn sử dung con STR 6654)

Chú ý:

Các máy đời sau nầy còn lấy xung Vert điều khiển xử lý(Gặp trường hợp nầy bạn Cô lập nguồn 5 V cấp xử lý).Nếu cô lập nguồn xử lý ra mà Playback chạy thì chắc cú do phần xử lý điều kiển ko cho Playback chạy tiếp.

Đến đây chưa hẳn hư Xử lý đâu nhe bạn!Bạn phải kiểm tra xung vert và xung H.Hold xem coi có về xử xý ko?.

Nếu có đầy đủ chắc cú hư xử lý rồi.

2/Flyback chạy rồi nhưng ko ra sáng:

Đầu tiên bạn chỉnh nút Crean(nút dưới cục flyback theo chiều kim đồng max):

a/Nếu lên sáng:

-Hiện 1 lằn ánh sáng ngang thì bạn đánh phần Vertical.

-Hiện đầy khung sáng nhưng hiện đường hồi ko ra hình thì bạn chỉnh nút crean nầy xuống từ từ cho hết hiện đ hồi nhìn xem coi có hình ko?:

*/Có hình nhưng rất mờ bạn đánh đường khuyếch đại công suất sắc: Xem đ/t 180V và 3 tia RGB có cân ko?(trên mình có hướng dẫn rồi đó).

*/Ko hình bạn đánh đường Y(Video Amply).

-Hiện ánh sáng hình thang chắc cú hư Yoke.

-b/Nếu ko lên sáng:

-Bạn sờ thử bụng cục Flyback nóng wa chắc cú Flyback chạm siêu phải thay Flyback mới.

-Đo tại tim đèn hình có 4-6VAC ko?:Nếu có bạn gở đuôi đèn hình ra đo Ohm Tim?.(biết liền).

-Đo tại G2 phải có từ 400V>1.5KV:Nều KO có hư Bô(khu vực 2 nút chỉnh cục Flyback):

*/Tháo Flyback ra đưa cho thợ chuyên sửa Flyback làm lại phần Bô.

*/Mình chỉ cho bạn 1 cách khắc phuc phần nầy nhe!:

Bạn lấy mỏ hàn tạo 2 lổ gần nút Focus và Crean cho dầu chóng sét RP7 vào rửa sạch chất dơ bên trong xem coi khắc phục dc ko?.

III/ Phần trung tần Âm Thanh:

Phần nầy hơi khó nhe các bạn vì nó liên quan tới tần số rất nhiều.

Đối với những máy hàng thùng đa hệ. Trung tần Âm thanh có 3 phần: Phần dao động chuẩn (thường lấy tần số 5.5MHz),Phần nhận tần số FM từ trung tần hình và Phần tách sóng lấy ra Âm thanh.

3.1/Dao động chuẩn:

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều cách điếu chế tần số âm thanh,những máy sau nầy có thêm phần dao động chuẩn nầy nhằm để đáp ứng mọi cách điều chế âm thanh(đa hệ).

Phần nầy nếu còn Zin thì đừng phá nó.Có nghi ngờ hư thì thay IC,Thạch anh,kiểm tra linh kiện liên quan.

Nếu có cuộn dây thì bạn đừng bao giờ chỉnh nó.Có nghi ngờ hư thì bạn nên tháo ra vệ sinh,phơi nắng cho hết ẩm.(Cái nầy rất quan trọng nếu bạn muốn bảo vệ cho máy chạy chế độ đa hệ)

3.2/Phần nhận:

Phần nầy hơi chua nhe bạn vì nếu nó nhận tín hiệu yếu wa ko chạy đc chế độ đa hệ,đổi hệ tiếng bị sè or ra Âm thanh chất lượng ko tốt.Đừng lo để mình hướng dẫn cho bạn cách trị phần nầy nhé:

A/Bạn rà đài tự động cho ra hình và tiếng.âm thanh ra đc nhưng bị sè ko đạt chất lượng:

*/Bạn chỉnh thử Fintuning bằng tay tới or lui xem coi tiếng rỏ ko?:

a/Nếu rỏ:Chứng tỏ phần trung tần hình đưa âm thanh xuống đủ mạnh nhưng phần nhận ko đạt==>bạn kiểm tra khu vực phận nhận âm thanh.Thay thử thạch anh,Chỉnh cuộn dây(nếu có).

b/Nếu ko rỏ:Bạn gắn thử cái tụ pi khoảng 2>10 picophara ngang cái saw trung tần or hàn sợi dây đồng từ mối in cái saw rồi gát dài wa cái saw di chuyển wa lại xem thế nào?.

-nếu tiếng rỏ:chứng tỏ mạch cộng hưởng tù Trung tần hình thiếu or yếu tần số âm thanh.

Bạn tìm cuộn dây bẩy(strap?).Phăn từ tín hiệu IF trên Block xuống.(coi chừng lộn cuồn IF,DET IF và AFT nhe bạn),bạn chỉnh cuồn nầy nhằm nâng biên độ tần số âm thanh lên tí.

Có nhiều máy ko có cuồn dây nầy bạn phải chỉnh cuồn dây trên Block(cẩn thận nhe ban coi chung bể lỏi than),chỉnh lỏi than lên tí(chiều ngược chiều kim đồng hồ)

B/Các ý trên ko đc:Thay thử IC,kiểm tra các tụ.

C/Cuối cùng độ lại phần Trung tần tiếng thôi chỉ cho nó chạy 1 hệ Pal thích hợp với các đài của minh muốn.

Bạn nào đả làm nghề thời chuyển hệ NTSC wa Pal thì dể rồi.

Cách độ phần Trung tần tiếng:

Ban ra chợ mua cai board chuyển tiếng.

Tìm vi trí có ghi chữ P12 gắn vào đường in của board.

Tìm P21 gắn out của board.

Chú ý quan trọng:

Mình chỉ cho bạn chiêu này an toàn và nhanh nhất tìm ra thủ phạm nhe:

*/Cho máy chạy hình tốt,tiếng sè lấy con víc (tournevic) có nhiễm từ (cho nó hun vào đít loa 1 cái) đưa vào các cuồn dây xem coi tiếng có thay đổi ko?nếu có thay đổi thì nó là thủ phạm đó nhe bạn.

*/Tìm ra thủ phạm bạn nên lấy con víc bằng nhựa để chỉnh lỏi than nó an toàn hơn(ít bể lỏi than và khi chỉnh xong lấy con vic ra nó giử nguyên tần số mình vừa chỉnh).

*Nhớ chỉnh với lực vừa phải nếu cứng wa cho nó tí dầu RP7 coi chưng bể lỏi than là tiêu đời nhe bạn.

3.3/Phần tách sóng:

Nếu có cuồn dây bạn chỉnh thoải mái.

Khi thay thạch anh phần Trung tần Âm thanh bạn phải chú ý mã số trên thân con thạch anh nhe:Nếu mình nhớ ko lầm thì chữ B nằm phần nhận,chữ D bên tách sóng.

Cám ơn các bạn đã đọc bài của mình,nếu có gì ko đúng bỏ wa cho nhé!

Tạm thời tới đây thôi.

Cai lậy:ngày 05/11/2009.

Người viết: La Văn Hoạnh.

Mail:[email protected].

DT: 073.3826028 và 073.3710472

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Đã có rất nhiều bạn thắc mắc không biết cách post hình vào bài viết dẫn đến một số bài viết không có hình minh họa, kém phần sinh động, môt số bài sao chép từ nguồn khác thì không có hình ảnh dẫn đến bài viết khó hiểu và gần như không thể hiểu. Vì vậy bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách post hình một cách chi tiết:

 

1. Post hình từ máy tính của bạn:

 

- Đầu tiên bạn vào trang http://www.imageshack.us/

- Tại trang này, bạn nhấp nút Browse

3057904920_907069f5c1.jpg Hướng dẫn chèn hình vào bài viết

 

- Hộp thoại Choose file hiện ra, bạn dẫn đến nơi chứa file ảnh trong máy tính, chọn ảnh cần post rồi nhấp nút Open.

3057905002_8f826ef07b.jpgHướng dẫn chèn hình vào bài viết

 

- Sau đó tại mục Resize image, bạn chọn kích thước ảnh cần post (đẹp nhất là 640x480), rồi bạn nhấp nút Post It để upload ảnh lên imageshack

3057069331_2628deaec5.jpgHướng dẫn chèn hình vào bài viết

 

- Đợi vài giây sau khi upload xong, imageshack sẽ dẫn bạn đến trang kết quả, tại trang này bạn kéo xuống cuối trang

3057069511_211af93989.jpgHướng dẫn chèn hình vào bài viết

rồi bạn copy đoạn code tại mục Hotlink for forum (1)

 

- Trở về bài viết của bạn, bạn dán code đó vào nơi mà bạn cần hiện ảnh trong bài viết.

- Cuối cùng bạn nhấp nút Xem trước để xem thử thành quả của mình, khi đã hài lòng, bạn nhấp nút Gửi Bài.

 

Nguồn: http://www.thptchonthanh.com.vn

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Bài viết của Bác đúng là 1 kinh nghiệm xương máu quý giá , giúp ích cho tất cả mọi người , nhất là những thợ Điện Tử còn ít kinh nghiệm như Cháu . Chân thành cảm ơn Bác rất nhiều . Nếu được thì Bác cho phép Cháu làm học trò nhé .

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Chào các bạn!

Bài viết của mình xin tặng các bạn thợ sửa điện tử mong rằng các bạn tiếp thu đc 1 ít kinh nghiệm làm hành trang cho nghề của mình.

Nhưng mình rất buồn khi hiện nay các bạn thợ trẻ chưa nắm vững lý thuyết căn bản về điện tử mà vẫn lảnh máy sửa ào ào hay thật đấy!!!.

Trong bài viết của mình có 1 câu đố kết hợp giữa lý thuyết và thực tế.

Vậy các bạn thử bỏ chút ít thời gian xem và giải thích thử xem.

Hy vọng các bạn hiểu ý mình dùng câu đố nầy để các bạn tự xét mình và cần cố găng thêm để tiến bộ .

Chào thân ái và cùng nhau tiến bộ.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Chào các bạn!

Cám ơn các bạn đã quan tâm chủ đề của mình.

Mình đã nhận đc nhiều nick Chat,hy vọng có thể giúp đc các bạn nhiều.

Mình đã cố gắng viết gọn,dể hiểu và tương đối đầy đủ nhưng muốn hiểu hết ý của mình bạn đã có thời gian làm thợ hoặc bạn phải biết tối thiểu khoanh vùng từng phần cấu trúc cái Tivi.

Mình ít có trả lời trên diển đàn vì ko thể diển tả hết ý .

Bạn có thể chat với mình wa nick chat: [email protected] .

Mình có thể giúp bạn hình thức sửa máy trực tiếp từ xa.

Để giúp cho bạn hiệu quả hơn bạn nên có Webcam,khi chat với mình phải có máy tại chổ chuẩn bị đồ nghề đầy đủ.

Thôi có mấy ý cùng bạn! Hân hạnh đoán tiếp Nick các bạn.

Chào thân ái và cùng nhau tiến bộ.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Chào các bạn!

Để mình mách cho bạn 2 chiêu nầy nhe, tuy dể nhưng nếu ko nói ra thì rất khó cho các bạn nhất là các bạn tay nghề còn wá trẻ.

Cách đọc lược đồ và cách nhìn mainboard phân biệt khu vực nhiệm vụ của máy(khoanh vùng).

A/ Cách đọc lược đồ:Có nhiều bạn cầm lược đồ lên thấy choáng cả mắt,giống như đám rừng ko biết tìm lối ra ,ko sao để mình làm kim chỉ nam cho các bạn tìm lối ra nhe:

1/Phần nguồn: Bạn nhìn các ký hiệu nầy và phăng ngược lên :

Chui cấm điện,cầu diod,cầu chì,STR or transfor nguồn.Thông thường vẽ bên dưới góc trái lược đồ.

2/Phần Flyback:Nhìn ký hiệu Transfor ra nhiều mối,có một đường về núm vú đèn hình.Thông thường vẽ bên dưới góc phải lược đồ.

3/Phần Dao động ngang (H.Hold):Có 3 phần nhỏ Sò ngang,Drive(giao tiếp)và Osc(dao động ngang)

*/Sò ngang:

-Bạn nhìn bên sơ cấp cục Flyback có 1 đường về Transitor or Feet (đi thẳng tới cực C transitor or cực D cây Feet).

-Bạn nhìn từ nguồn có 1 đường 110Volt đến thẳng bên sơ cấp cục Playback..

*/Driver:Nó làm trung gian giữa Osc và công suất .nhiệm vụ phối hợp trở kháng.

- Bạn phăng ngược từ công suất sò ngang đụng tới cục transfor có 4 or 5 mối thì chính ảnh là Transfor Driver đó.

-Bên sơ cấp transfor Driver bắt buộc phải có 1 cây Transitor,cực C nối thẳng vào mối sơ cấp.

*/Dao động ngang:Cái nầy hơi khó nhe bạn vì nó nằm chung trong IC.

-Bạn nhìn cục thạch anh màu cam (503 or 500P)và phăng tìm1 con điện trở or cái tụ rồi nhìn mã số con điện trở or tụ đó.

Để ý mã số đầu tiên thì bạn sẻ tìm đc các điện trở vả tụ có liên quan đến phần nầy.(Em nào có mã số đầu tiên giống thì nó chính là phần dao động).

Ví dụ: Từ thạch anh bạn phăng:

- Nhìn thấy cây điện trở ghi là:R402 , bạn nhìn trên lược đồ có em nào ghi:R4xx(xx số thứ tự linh kiện)thì em ấy là bà con với nó đó.

- Nhìn thấy cây tụ ghi C502,thì C5xx là dòng họ nó đó.

Chú ý: Ý trên bạn có thể áp dụng cho các phần khác luôn

4/Phần Vertical:

Tai khu vực vùng Playback bạn nhìn thấy 2 cuộn dây nằm rời ra,1 cuộn ghi là Yoke Vert và 1 cuộn ghi là Yoke H.Hold.

Từ 2 mối cuộn dây Yoke Vert bạn phăng ngược lên đụng tới con IC thì nó chính là con IC Vert .

5/Phần Xử Lý: Nhìn trong lược đồ thấy con IC nào nhiều chân nhất và xung quanh chỉ có 1 con thạch anh nó là con IC xử lý đó nhe bạn.

6/Phần Công suất sắc:Bạn thấy ký hiệu đèn hình chưa to tổ bố đó(thường nằm phía trên góc phải lược đồ).Phía sau cổ đèn hình bạn phăng ngược lại thì nó là phần Khuyếch đại công suất sắc đó nhe bạn.

7/Phần Công suất Âm thanh: Nói tới âm thanh ko có loa làm sao ra tiếng vậy muốn biết công suất âm thanh trốn chổ nào ta phải tìm cho ra cái loa và phăng ngược về nó chính là công suất âm thanh.

8/Phần Block:Bạn thấy ký hiệu cây Anten chưa và kế bên có hình chử nhật bên dưới có ghi các chữ:IF,B+,UHF,VHF,VT,AFT,AGC…Nó chính là Block đó nhe bạn.

9/Phần màu: thường nằm chung trong IC dao động,bạn nhìn thấy 2 cục thạch anh ghi 4.43 và 3.58 chưa nó đó.

10/Các ký hiệu đặc biệt khi bạn xem lược đồ:

Khuôn khổ giấy có hạn .muốn vẽ lược đồ cho gọn,đẹp và dể đọc phải dùng ký hiệu đặc biệt.

Nếu bạn ko hiểu những ký hiệu đặc biệt nầy thì rất khó đọc đc hết ý của tác giả.

*/Ký hiệu mủi tên (-->,<--):

-Ký hiệu mủi tên đi tới (-->): Thông thường người ta ghi chữ To Rxx(Đường nầy nối liền với điện trở mang ký hiệu Rxx)’

-Ký hiệu mũi tên đi vào(<--):Thông thường người ta ghi chữ From Rxx(Đường nầy từ điện trở Rxx tới)

Chú ý: Bạn nhìn hướng mủi tên đi chỉ hướng nào thì theo hướng đó để tìm mối tiếp giáp.

*/Có những lược đồ người ta chỉ vẽ 1 đường từ góc nầy wa góc nọ nhưng trên đường nầy có nhiều nhánh rẻ.(nhất là lược đồ Philip).

Bạn chú ý tên các linh kiện nằm ở nhánh rẻ.Nếu các nhánh rẻ ghi trùng linh kiện thì nó tiếp giáp nhau đó nhe bạn.

Chú ý :Xem lược đồ có rất nhiều bạn khó có thể tìm ra đc các đường đặc biệt như FSC(ổn định tần số dao động),đường lấy xung mở màu(tên gì wên rồi),đường hồi tiếp cấp nguồn cho dao động ngang,đường lấy xung Flyback và Vertical về IC xử lý khi máy có sự cố thì xử lý tự động tắt,đường lấy xung Flyback về ồn định nguồn Vì trong lược nó ko có ký hiệu gì để cho mình biết.

*/Đường FSC:

Đường nầy rất quan trọng nó làm 2 nhiệm vụ:Ổn định tần số dao động và xác định đc vị trí quét mành trên màng hình.(Bạn nhìn thấy màn hình có 2 phônh. Dưới nền hơi đen,trên là hình ảnh bình thường,2 phông nầy chồng lên so le .Cái nầy khó sửa lắm mình chỉ biết trên lý thuyết tín hiệu video ko đồng bộ với xung răng cưa hồi tiếp về đưa vào dao động thôi ).

Muốn tìm đường nầy bạn phải dùng phương pháp loại suy từ sò công suất ngang tới vùng Flyback.Bạn tìm cho ra 1 đường từ vùng nầy quây về phần dao động ngang thì nó là đường FSC đó nhe bạn.

*/Đường lấy xung mở màu: Như trên nhưng nó đến vùng màu.

*/Đường hồi tiếp cấp nguồn cho dao động ngang:Bạn tìm 1 đường bên thứ cấp Flyback về ngay chân nguồn cấp trước dao động ngang.

*/Đường xung Flyback và Vertical(đường nầy khó nhe bạn):

-Xung Flyback:Như trên nhưng nó về IC xử lý.

-xung Vert:Bạn bắt đầu từ IC công suất Vert phăng cho ra 1 đường về xử lý.Thông thường nếu nghi đường nầy mình lấy con IC công suất ra rồi tính sau.

*/Đường lấy xung Flyback ổn định nguồn:Để giảm tối đa công suất nguồn cung cấp cho Flyback(nguồn tải nhẹ).

Về nguyên tắc khi Flyback chạy thì sò ngang ăn điện thế từ nguồn chỉ nửa bán kỳ thôi còn nửa bán kỳ sau do tụ xả điện thế trở lại vì thế người ta muốn lấy xung Flyback đem về kích cho nguồn chạy mạnh đồng bộ với Flyback và ổn định hơn..

Tới đây có thể bạn đọc tương đối đầy đủ các phần chánh trong lược đồ rồi đó.

B/Khoanh Vùng:

Thiết nghĩ bạn đọc đc lược đồ thì phần khoanh vùng trên máy dể rồi.

Thôi bạn tự tìm hiểu nhé!

Bài viết có gì ko đúng các bạn thông cảm bỏ wa nhe.

Cám ơn các bạn bỏ chút ít thời gian đọc bài.

Cai Lậy Ngày 15/12/2009.

Write: La Văn Hoạnh

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Chào các bạn!

Mình mới sưu tầm đc bộ nguồn sử dụng IC dao động KA3842 hay wá Post lên cho các bạn nghiên cứu chơi(Tài liệu nầy lấy từ nguồn sửa Monitor LCD trong web của bạn Vinh đó và mình có thay đổi chút ít):

Sơ đồ bộ nguồn sử dụng IC3842.

ka3842.png

 

Uploaded with ImageShack.us

Bên sơ cấp có mầu hồng và bên thứ cấp có mầu xanh.

Phần nguồn bên sơ cấp:

KA0.7181853_1_1.jpg

Phần nguồn bên thứ cấp

210.7181985_1_1.gif

Mạch bảo vệ đầu vào:

9X0.7182193_1_1.gif

• Để bảo vệ mạch nguồn không bị hỏng khi điện áp đầu vào quá cao, người ta đấu một đi ốt bảo vệ ở ngay đầu vào (VRT601), đi ốt này chịu được tối đa là 300V, nếu điện áp đầu vào vượt quá 300V thì đi ốt này sẽ chập và nổ cầu chì, không cho điện vào trong bộ nguồn.

• Ở ngay đầu vào người ta gắn một cầu chì, cầu chì này có tác dụng ngắt điện áp khi dòng đi qua nó vượt ngưỡng cho phép.

• Mạch lọc nhiễu cao tần:

4D0.7182267_1_1.gif

• Mạch lọc nhiễu có tác dụng triệt tiêu toàn bộ nhiễu cao tần bám theo đường dây điện không để chúng lọt vào trong bộ nguồn gây can nhiễu cho máy và làm hỏng linh kiện, các can nhiễu đó bao gồm:

- Nhiễu từ sấm sét

- Nhiễu công nghiệp

- Nhiễu từ các thiết bị phát ra xung điện v v…

• Mạch chỉnh lưu và lọc điện áp AC 220V thành DC 300V:

N60.7182292_1_1.gif

• Mạch chỉnh lưu sử dụng đi ốt mắc theo hình cầu để chỉnh lưu điện áp AC thành DC

• Tụ lọc nguồn chính sẽ lọc cho điện áp DC bằng phẳng

IC dao động – KA3842

RX0.7182449_1_1.gifRT0.7182598_1_1.gif

Các chân của IC -KA3842

RM0.7182618_1_1.gif

Sơ đồ khối bên trong IC – KA3842

• IC dao động KA3842 được sử dụng rộng dãi trong các bộ nguồn xung có

sử dụng Mosfet, IC này có 8 chân và các chân có chức năng như sau:

* Chân 1 (COMP)

đây là chân nhận điện áp hồi tiếp dương đưa về mạch so sánh, khi điện

áp chân 1 tăng thì biên độ dao động ra tăng => điện áp ra tăng, khi

điện áp chân 1 giảm thì biên độ dao động giảm => điện áp ra giảm.

* Chân 2 (FB)

đây là chân nhận điện áp hồi tiếp âm, khi điện áp chân 2 tăng thì biên

độ dao động ra giảm => và điện áp ra giảm, khi điện áp chân 2 giảm

thì điện áp thứ cấp ra sẽ tăng lên.

* Chân 3 (ISSEN) – chân bảo vệ, khi chân này có điện áp > = 0,6 V thì IC sẽ ngắt dao động để bảo vệ đèn công suất hoặc bảo vệ máy.

Chú ý:Khi bạn cho chân 3 xuống max nghĩa là bạn cô lập mạch bảo vệ rồi đó.

* Chân 4 (R/C) đây là chân dao động R/C, giá trị điện trở và tụ điện bám vào chân này sẽ

quyết định tần số dao động của bộ nguồn, khi khối nguồn đang hoạt động

ta không được đo vào chân này, vì khi đó dao động bị sai làm hỏng đèn

công suất.

Chú ý: Khi bạn thay con ic mới vào ko đc đo chân số 4 vì khi bạn đo mạch đã mắc // với điện trở nội của đồng hồ làm cho ic chết liền.(cái nầy nhiều bạn vướng phải rồi đấy)

* Chân 5 (GND) – đấu với mass bên sơ cấp hay cực âm tụ lọc nguồn

* Chân 6 (OUT)

- đây là chân dao động ra, dao động ra từ chân 6 sẽ được đưa tới chân G

của đèn công suất để điều khiển đèn công suất hoạt động.

* Chân 7 (VCC) – Chân cấp nguồn cho IC, chân này cần phải có 12V đến 14V với IC chân cắm và cần từ 8V đến 12V với IC chân rết loại nhỏ.

* Chân 8 (VREF)

- Chân điện áp chuẩn 5V, chân này đưa ra điện áp chuẩn 5V để cấp cho

mạch dao động và các mạch cần điện áp chính xác và ổn định.

Ghi chú thêm: Chân số 3 nếu trên 0,6v thì ngắt dao động vậy muốn cho dao động chạy ép thì cho chân 3 xuống max để xác định phần dao động?(tự suy nghĩ chưa kiểm tra ý tưởng nầy)

• Điện trở mồi và mạch cấp nguồn cho IC

2C0.7182636_1_1.gif

• Khi có điện áp 300V DC, điện áp đi qua R603 và R609 vào định thiên

cho đèn Q602 dẫn, đưa dòng điện đi qua R602 (Rmồi) đi qua đèn cấp nguồn

vào chân số 7 của IC

- Tụ C617 có tác dụng làm cho điện áp đi vào chân 7 tăng từ từ (mạch khởi động mềm)

- Khi điện áp chân 7 tăng đến khoảng 10V thì IC sẽ hoạt động và điều khiển cho khối nguồn hoạt động.

Khi nguồn hoạt động, điện áp lấy ra từ cuộn hồi tiếp 9 – 10 được chỉnh

lưu qua D602 rồi đưa về chân 7, đây sẽ là nguồn chính để duy trì cho IC

hoạt động.

- Đồng thời khi nguồn hoạt động, điện áp Vref ra từ chân 8 sẽ đi qua R610 làm cho đèn Q603 dẫn, tụ điện C618 sẽ làm cho đèn Q618 dẫn chậm lại, khi đèn Q618 dẫn thì đèn Q602 sẽ tắt, vì vậy dòng điện đi qua Rmồi (R602) chỉ được sử dụng trong vài giây lúc đầu. (Đèn 618 ở đâu ko thấy)

Mạch hồi tiếp so quang:

160.7182669_1_1.jpg

• Nếu như không có mạch hồi tiếp thì khi điện áp đầu vào

tăng hoặc dòng tiêu thụ giảm thì điện áp đầu ra sẽ tăng theo. Khi điện

áp đầu vào giảm hoặc dòng tiêu thụ tăng thì điện áp ra sẽ giảm xuống,

vì vậy điện áp ra sẽ không ổn định.

• Mạch hồi tiếp so quang có chức năng giữ cho điện áp ra ổn định trong mọi trường hợp, mạch được thiết kế như sau:

- Từ điện áp 5V đầu ra, người ta lấy ra một điện áp lấy mẫu thông qua cầu phân áp R711 và R712, điện áp lấy mẫu này sẽ tăng giảm tỷ lệ thuận với điện áp ra.

- Điện áp lấy mẫu được đưa vào chân R của IC khuếch đại áp lấy mẫu TL431 hoặc KA431

- Dòng điện đi qua đi ốt so quang sẽ được IC – KA431 điều khiển.

- Dòng điện qua đi ốt phát quang sẽ làm đi ốt phát sáng chiếu

sang đèn thu quang => đèn thu quang dẫn, dòng điện đi qua đi ốt phát quang tỷ lệ thuận với dòng điện đi qua đèn thu quang trong IC so quang, dòng điện nầy sẽ được đưa về chân hồi tiếp âm (chân 2) của IC.

Nguyên lý ổn áp:

- Giả sử khi điện áp đầu vào tăng, ngay tức thời thì điện áp đầu ra cũng tăng lên => điện áp lấy mẫu tăng => điện áp chân R của TL431 tăng => dòng điện đi qua TL431 tăng => dòng điện đi qua đi ốt trong IC so quang tăng => dòng điện qua đèn thu quang trong IC so quang tăng => điện áp đưa về chân 2 của IC tăng => biên độ dao động ra giảm xuống => đèn công suất hoạt động giảm và điện áp ra giảm xuống, nó có xu hướng giảm trở về vị trí ban đầu.

- Nếu điện áp đầu vào giảm thì quá trình diễn ra theo xu hướng ngược lại, và kết quả là khi điện áp đầu vào thay đổi lớn nhưng điện áp đầu ra thay đổi không đáng kể, vòng hồi tiếp này có tốc độ điều chỉnh rất nhanh, chỉ mất vài phần ngàn giây vì vậy nó hoàn toàn có thể điều chỉnh kịp thời với các thay đổi đột ngột của điện áp đầu vào.

Khi điện áp vào thay đổi lớn (50%) nhưng nhờ có mạch hồi tiếp mà

điện áp ra thay đổi không đáng kể (khoảng 1%)

• Mạch bảo vệ quá dòng:

SF0.7182760_1_1.gif

• Để bảo vệ đèn công suất không bị hỏng khi nguồn bị chập tải hay có

sự cố nào đó khiến dòng tiêu thụ tăng cao, người ta thiết kế mạch bảo

vệ quá dòng như sau:

- Từ chân S đèn công suất ta đấu thêm điện trở Rs (R615) xuống mass để tạo ra sụt áp, điện áp này được đưa về chân 3 của IC.

- Khi dòng tiêu thụ tăng cao, đèn công suất hoạt động mạnh, sụt áp trên Rs tăng lên, nếu điện áp tăng > 0,5V thì IC sẽ ngắt dao động ra, đèn công suất được bảo vệ.

- Khi mạch bảo vệ hoạt động và ngắt đèn công suất, dòng qua đèn không còn, nguồn hoạt động trở lại và trở thành tự kích, điện áp ra thấp và dao động.

• Mạch bảo vệ quá áp:

Khi có các sự cố như mất hồi tiếp về chân 2, khi đó điện áp ra sẽ

tăng cao gây nguy hiểm cho các mạch của máy, để bảo vệ máy không bị

hỏng khi có sự cố trên, người ta thiết kế mạch bảo vệ quá áp, mạch được

thiết kế như sau:

- Người ta mắc một đi ốt Zener 24V từ điện áp VCC

đến chân G của đi ốt có điều khiển Thristor, chân A của Thiristor đấu

với chân 1 của IC, chân K đấu với mass

- Khi điện áp của nguồn ra tăng cao, điện áp VCC tăng theo, nếu điện áp VCC > 24V thì có dòng điện đi qua đi ốt Zener vào chân G làm Thiristor dẫn, điện áp chân 1 của IC bị thoát xuống mass, biên độ dao động ra giảm bằng 0, đèn công suất tắt, điện áp ra mất.

- Khi mạch bảo vệ hoạt động và ngắt đèn công suất, điện áp ra mất, không có dòng đi qua đi ốt zener, IC lại cho dao động ra và quá trình lặp đi lặp lại trở thành tự kích, điện áp ra dao động .

PHỤ CHÚ:Cái nầy mình Copy trên web,thấy hây wa đưa lên cho các bạn nghiên cứu.

Mình thiết nghỹ chỉ cần nghiên cứu 1 mạch nầy,bạn nắm đc cơ bản thì có thể giải quyết đc rất nhiều mạch tương tự.

Chúc các bạn thành công!

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Chào anh La Hoanh và các bạn.

Đọc bài anh viết cảm thấy...nhẹ màng não-thông huyết áp :) . Gần như là cả chương trình khóa học sửa TV đc rút gọn, áp dụng cho anh em thợ, thậm chí đầy đủ hơn trong các chiêu thức tìm và sửa pan. Cám ơn anh đã nhiệt tình chia sẽ kinh nghiệm cho anh em.

Thời mình học khóa sửa TV vào năm 93 nên học và phân tích các dòng máy cũ thịnh hành lúc bấy giờ, đc thiết kế rời từng khối trên bo mạch. Nên ko đc tiếp cận cũng như phân tích các máy đời mới đang thông dụng trên thị trường hiện nay: sừ dụng one chip + phần mềm chương trình + các linh kiện dán.

Cơ bản các khối công suất giữa máy đời cũ và đời mới ko khác biệt nhiều, như khối nguồn, xuất dọc, xuất ngang và xuất âm thanh. Còn các khối như CPU, reset, memory, xử lý Y/C, VIF/SIF, dao động dọc/ngang...đc tích hợp trong one chip, ở một số máy các đường giao tiếp với hộp Tuner cũng thấy khác biệt nhiều (data, clk, và nguồn cấp cho tuner).

Cho nên đứng trước 1 máy (đời mới) đã kiểm tra các khối công suất mà máy vẫn còn pan, nhiều khi mình thấy có khó khăn:

-Về sơ đồ: rất khó tìm mua, hiếm. Hình như các kỹ sư ko phát hành các cuốn phân tích + sơ đồ nữa. và mình cũng ko thể truy vẽ sơ đồ (do linh kiện dán) khu vực nghi ngờ.

-Về linh kiện: TV mới sử dụng nhiều linh kiện dán, các transistor đc ghi bằng ký hiệu, ko biết là tran hay là fet- kênh N hay P. Điện trở đôi khi cũng ghi ký hiệu chứ ko ghi giá trị, thậm chí có máy các điện trở đc sơn lên mình màu xanh chứ ko có một con số nào (xả vài con ra đo thì có giá trị khác nhau). Và có vài con vuông vuông 4 chân hay 6 chân ko biết nó là nòi giống gì.

-Về kiến thức: Máy mới có xài phần mềm chương trình. đôi khi hiện tượng pan mình ko xác định đc máy hư phần cứng hay lỗi phần mềm, phần cứng mình có thể thay thử, phần mềm ra chợ chép đôi khi ko có hoặc chép về bản thân phần mềm lỗi hay chỉ có phần mềm tương đương.

Vì vậy rất mong anh bổ sung thêm bài viết cho các máy đời mới cũng như các phương pháp đo đạc - kinh nghiệm tìm pan cho các dòng máy này, hoặc anh có tài liệu tra linh kiện dán mong anh chi sẽ. Chân thành cám ơn anh rất nhiều và chúc sức khỏe.

 

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Chào các bạn!

Các đời máy sau nầy mình botay.com và bochan.chao luôn.

Mình thiết nghỹ nếu nắm đc căn bản thì có thể giải quyết đc nhều pan khó!

Các bạn nào có những kinh nghiệm hay xin bổ xung thêm.

Một cây làm chẳn nên non.

Ba cây dụm lại nên hòn núi cao.

Phải ko các bạn?.

Hy vọng các bạn nhiệt tình bổ xung thêm cho chủ đề càng phong phú hơn.

Cám ơn các bạn nhiều.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Tặng cho các bạn cần câu nhưng thiếu mòi.

Nay mình bổ xung mồi nè!Tự bạn câu cá làm mòi nhậu đi nhé!

Link Download Data IC:

http://www.mediafire.com/?wdy2antgwmd

http://www.mediafire.com/file/wdy2antgwmd/IC.rar.

http://www.mediafire.com/?31288nwvcz47l

Chúc các bạn câu thật nhiều cá!

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Chào các bạn!

Cách xử lý phần dao động ngang

Thời gian wa có nhiều bạn hỏi mình cách xử lý phần dao động ngang.

Hiện tượng mở máy lên chạy chút tắt. Kiểm tra thấy mất nguồn cấp dao động ngang.

Nay mình bổ xung thêm phần nầy cho các bạn nắm vững hơn nhé!

Mở máy chạy chút tắt lý do máy còn pan nên xử lý ko cho chạy để bảo vệ an toàn cho các bộ phận khác. Kiểm tra nếu:

I/ Nguồn 110V cấp C sò ngang mất:

1/ Bạn kiểm tra đường hồi tiếp từ Playbakc về nguồn chính.

2/ Kiểm tra lệnh mở nguồn từ IC Vi Xử Lý:

*/Bạn tìm cách làm cho nguồn mở hoài ko cho xử lý cúp nguồn(nhớ tháo board đuôi đèn hình ra tránh làm hư đèn) :

Thường lệnh mở nguồn wa cây Transitor or feet:

-Nếu lệnh mở nguồn từ xử lý ra Ov thì bạn cho xuống max.

-Nếu lệnh mở nguồn ra 5V thì bạn lấy cây điện trở khoảng 10KOhm gắn nối tiếp với nguồn 12V cấp cho chân swith nguồn.

Chú ý:Cách làm trên chỉ tạm thời để tìm pan thôi nhe bạn ko nên để lâu coi chừng hư thêm.

II/ Nguồn 110V còn nhưng mất nguồn cấp cho dao động ngang:

Cái nầy thường xảy ra để mình hướng dẫn cách làm cụ thể phần nầy nhe các bạn:

1/ Bạn kiểm tra phần dao động trước:

*/ Bạn tháo sò ngang ra:

- Mở nguồn:Đo Volt AC tại chân B&E sò ngang coi có khoảng 1-2VAC ko?: hoặc đo Volt AC tại chân Hout con IC dao động coi có khoảng 0,5VAC ko?(nhớ gắn nối tiếp với tụ Pi để cô lập DC)

Nếu có Volt AC chứng tỏ dao động đã chạy.

Nếu ko:Bạn kiểm tra tiếp nguồn cấp trước cho IC dao động nó khoảng 9-12VDC.

Đến đây bạn gặp 2 trường hợp xảy ra:

*/ Thứ 1: mở nguồn Vcc tại Vin con dao động còn hoài.

-Hút chân Vcc nầy ra đo Ohm nó như con diod (đo 2 chiều đầu lên Ohm,Đầu ko lên khả năng con IC nầy con tốt khoảng 7-80% thôi nhe bạn, còn trái ý trên con IC hư chắc cú).

-Hàn kỷ các mối hàn lại và làm vệ sinh cho sạch.

-Kiểm tra các tụ xung quanh,còn đ/trở ít hư lắm.

-Thay IC.

*/ Thứ 2:Nguồn Vcc có rồi mất:

Tìm cách làm cho nguồn Vcc có hoài rồi làm theo các ý trên.

Để mình hướng dẫn cho bạn làm cố định điện thế Vcc nầy nhe:

-Từ chân Vcc bạn phăng ngược lại có 1 cây Tr or feet nó là cây mở nguồn dao động đó nhe bạn.

Bạn tìm cho ra 1 chân từ xử lý ra lệnh mở nguồn dao động,bạn hút chân nầy ra cô lập với xử lý(Tránh ko làm hư con Ic Vi xử lý), Bạn xem coi con Tr or feet nhận lệnh mở nguồn là 0V hay 5v:

-Nếu 0v bạn cho chân nầy xống max

-Nếu 5V bạn gắn con trở khoảng 10Kohm từ nguồn 12V để cấp 5V.

Chú ý:Các ý trên chỉ là phương pháp để tìm Pan thôi nhe bạn vì khi bạn mở máy chút tắt bạn mất phương hướng tìm pan ,phải xuất chiêu nầy.

Đến đây phần dao đông ngang đã chạy.

2/Gắn sò ngang vào:

Trước khi gắn sò ngang vào bạn nên tháo board đuôi đèn hình ra.

Một tay mở nguồn, 1 tay đo điện thế tim coi có 4-6VAC ko?Nếu có và đúng số Volt trên thì cho nó chạy tiếp.

Sau đó kiểm tra các các điện thế cần thiết phía sau playback để tìm ra pan.

Chú ý:

*/Theo kinh nghiệm của mình bệnh nầy thường do IC công suất Vert, IC Công suất sắc, Playback bị chạm siêu, IC xử lý chập chờn, Đèn yếu.

*/Đối với những máy đời củ gặp pan nầy, bạn tìm tại phần dao động ngang có 1 con diod zener, bạn tháo bỏ nó ra là Ok 100%.

Thôi phần nầy mình có bấy nhiêu ý, Nếu cò gì ko đúng mong các bạn bỏ wa cho.

Cai Lậy:29/07/2010

Chúc các bạn thành công.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Chào các bạn!

Tặng cho các bạn ở vùng xa ko có điều kiện làm Flyback bài nầy nhé.

Cách Độ Flyback:

I/ CHUẨN BỊ FLYBACK THAY THẾ:

1/ Chọn Flyback thay thế đúng số inch của máy:mục đích cho khớp điện thế siêu cao thế cấp cho đèn hình.

Ví dụ:-Máy 14 inch chọn Flyback thay thế 14 inch.....

2/ Xem điện thế cung cấp Vertical của máy là bao nhiêu Volt:Chọn Flyback thay thế cho đúng(12V,24V...).

*/ Điện thế Vert cần cấp cho máy thì dể rồi.

*/ Còn Flyback thay thế muốn tìm điện thế nầy thì khó vì nó nằm rời ngoài ko còn xác máy:

Cách tìm: Bạn Chỉ cần gắn 2 mối Flyback thay thế cấp cho sò ngang chạy và 1 mối mass rồi tìm 2 chân cấp điện thế cho Vert xem coi có đúng điện thế Vert mình đang cần.

Nếu 2 ý trên Khớp với máy thì bạn sử dung cục Flyback đó đc rồi.

II/ Cách làm:

A/ Bạn tháo đèn ra cho mạch chạy.

1/Bạn hàn dây dài ra ngoài chỉ cần gắn 3 mối:

*/1 mối vào B+=110V.

*/ 1 mối vào C sò ngang.

*/ 1 mối xuống mass.

2/ Mở máy lên kiểm tra:

*/ Điện thế đốt tim: Phải có từ 4>6V AC.Chứng tỏ Flyback đã chạy.

3/ Tìm chân điện thế Boos hàn vào mạch đo phải có 180VDC

4/ Đo điện thế G2 Phải có từ 40VDC trở lên và chỉnh nút Crean phải thay đổi điện thế.

Nếu có đầy đủ các ý trên gắn đèn vào thì phải ra ánh sáng nhưng ra đường ngang vì Vert chưa chạy.

B/ Độ điện thế Vert:Chổ nầy rất khó

1/ Bạn đã tìm đc 2 mối flyback cung cấp điện thế Vert chưa?.Nếu OK thì làm tiếp nhe.

Bạn tháo IC Vert ra:

Bạn đo 2 chân ấy ra 24>26VAC Nhưng khi gắn vào mạch lọc DC wa con diod thì bạn sẻ thấy ra 2 điện thế khác nhau:

*/Nếu 1mối xuống mas và mối kia wa con diod thấy ra volt DC khoảng vài chục Volt là bạn đã lấy fa dương thì sai rồi.

*/ Bạn phải đảo 2 mối nầy lại nghĩa là lấy fa âm thì phải ra đúng 24>26V DC.

Bây giờ bạn gắn IC vert vào đc rồi.

Chú ý:

Đến đây có khả năng ko lấy đc fa Âm vì cuộn dây Vert bắt nối tiêp với các cuộn khác.

Nếu bạn gặp trường hợp nầy phải tìm cục Flyback khác thay vào vì nó còn liên wan xung mở màu và các xung FSC ổn định dao động ngang.

2/Nếu ko đc bạn có thể quấn cuồn dây trên Flyback khoảng 15>25 vòng,Quấn dây cho thiệt chặt và đều(chính xác bao nhiêu wen rồi):

Khi bạn quấn 15>25 vòng trên Flyback đo AC lên tới 30>50V AC.

*/Bạn cho 1 mối xuống mass và mối kia gắn vào đầu diod,đo Dc thấy ra khoảng 35VDC trở lên(coi chừng nổ tụ lọc)

Chứng tỏ bạn lấy Fa dương của cuộn dây nầy như vây là sai rồi.Ko sử dung điện thế nầy đc.

*/ Bạn phải đổi đầu dây lại nghĩa là lầy Fa Âm Lúc bấy giờ nó chỉ còn 24V>26V DC.Điện thế nầy chính là nguồn cấp cho Vert đó nhe bạn.

Xong gắng IC Vert vào.

Mở máy lên Đo tai đây phải ra 24V DC vậy là OK.

C/ Cách Độ Điện thế 180VDC và điện thế G2:

Đầu tiên bạn tạo điện thế khoảng 1.000VDC trước:

Bạn bắt nối tiếp từ cực C sò ngang 1 điện trở vài chục Ohm (làm điện trở cầu chì),1con diod xung và tụ loc Pi có điện thế danh định trên 1KV.

Đo tại đầu dương diod có khoảng 1.000VDC là đúng rồi.

Bây giờ bạn muốn độ điện thế 180V và điện thế G2 co 2 cách làm:

1/ Bạn kiếm 1 biến trở vài chục Mega Ohm,biến trở 3 chấu:

1 chấu bìa xuống mass, chấu bìa kia gắn điện thế 1.000VDC còn mối giửa bạn chỉnh bao nhiêu Volt cũng đc.

Biến trở vài chục MegaOhm ko có ngoài thị trường đâu mà kiếm.

Bạn chỉ cưa lấy 2 biến trở từ flyback củ mà thôi.

2/ Bạn kiếm cái Board đuôi đèn hiệu Sony đời củ thì có sẳn mạch luôn và 2 biến trở chình 180VDC và điện thế G2.

D/ Tìm chân ABL: Bạn lật đích cục Flyback lên để thang đo RX1 đo tất cả các chân thấy chân nào ko lên Ohm thì nó là chân ABL đó nhe bạn(Coi chừng lộn có mấy chân trống nhìn vào đế chân ko có cuồn dây quấn ra ngoài)

Tới đây máy bạn đã ra Ánh sang đầy đủ rồi nhe!

Nhưng hình,màu,ổn định dao động ngang Chưa biết ra sao?

E/ Xung FSC(Ổn định tần số dao động ngang) sai,ko ra màu,ko ra hình:

Đến đây bạn nên lấy đầu đĩa VCD cho tín hiệu vào đường AV để kiểm tra:

*/Ko ra hình: Bạn kiểm tra từ mạch ABL dài lên nó phối hơp với nguồn 110V or 12VDC,24VDC ...Để tạo ra điện thế 9 or 12VDC cung cấp cho Video Amply(khuếch đại hình).

*/ Hình bị xé sọc:sai xung FSC rồi.

Bạn phải tìm cho ra mạch nầy.

-Nếu các chân Flyback ko có chổ nảo thích hơp xung nầy thì bạn có thể quấn dây đồng 3 vòng trên flyback để tạo xung nầy.

*/ Ko ra màu: Xung mờ màu sai .Cái nầy rất đa dang ,bạn phải tìm cho ra chân nầy rồi bắt nối tiếp với tụ Pi (mục đích cô lập DC) mối con lại tụ Pi bạn chích đại vào 1 chân nào đó của Flyback thấy ra màu là OK.

Phần nầy mình có bao nhiêu ý thôi nếu có gi sai các bạn bỏ wa cho!

Chúc các bạn thành công!

Cai Lậy,Ngày 01/11/2010

Người viết: La văn Hoạnh

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Chào các bạn!

Bài viết của mình hơn 1 năm nay,mình hân hạnh đã đc làm wen rất nhiều bạn và có nhiều câu hỏi về pan Tivi.

Nay mình bổ xung phần nầy dành cho các bạn mới vào nghề có thể tự học đc. Các bạn phải đi từ bước nhe!

I/ Lý Thuyết:

1/ Bạn download file Tivi Toàn Tập nầy về nghiên cứu:

http://kythuatphancung.com/2008/12/12/tivi-toan-tap/

Bạn phải nắm vửng phần nầy.

Đặc biệt là khối nguồn và tìm tài liệu đọc thêm nắm cho thật vửng các loại mạch dao động nguồn vì phần nầy hư rất nhiều.

2/ Cách đo các linh kiện và kiểm tra biết đc tốt,hư or yếu:

Bạn nên sắm 2 đồng hồ đo(1 cái kim và 1 cái số) cho chính xác vì nó là phương tiện thay thế cập mắt bạn.

*/ Transitor: Có 2 loại PNP và NPN.

Để thang đo Ohm Rx1 và Rx100

-PNP:

*/ Đủa đen chấm vào cực B và đủa đỏ chấm vào cực E và C thấy kim lên khoảng 2-30 Ohm.

*/ Đổi đầu đủa lại thấy kim ko lên.

*/ 2 đủa chấm vào E và C kim ko lên,lấy tay nhịp vào B thấy kim lên nhút nhít (đo hệ số khuyếch đại).

Đúng 3 ý trên chứng tỏ Transitor còn tốt,Trái lại 1 trong 3 ý trên thì Transitor hư.

-NPN:

Giống 3 ý trên nhưng đủa đo ngược chiều lại.

Chú ý: Cách kiểm tra Transitor nhanh đang nằm trong mạch:

Bạn để thang đo Rx1 chắm 1 đủa tại cực B còn đủa kia chắm lần lược 2 cực còn lại(E và C) thấy kim lên khoảng 2-30 Ohm,xong đổi đầu đủa đo lại thấy kim ko lên.Khả năng Transitor nầy còn tốt

Nếu trái 2 ý trên khả năng hư nhiều,Hút ra 2 chân trống để thang đo Rx100 để xác định chính xác.

*/ Tụ điện:Tùy theo trị số điện dung của tụ điện,bạn để thang đo Ohm độ nhạy từ Rx100 tới Rx1k.

Điện dung càng thấp thì để đo nhạy càng cao.

vi dụ:-Các tụ pi bạn để thang đo RX1k or 10K thấy kim lên rồi xuống hết kim chứng tỏ tụ còn tốt.

-Các tụ hóa bạn để thang đo RX100 thấy kim lên rồi xuống hết kim chứng tỏ tụ còn tốt.

Nếu kim lên và xuống ko hết kim chứng tỏ tụ ấy bị rỉ(mất phẩm chất).

Khi đo bạn thấy kim lên bao nhiêu Ohm bạn có thể đoán đc trị số điện dung của tụ ấy.

Bạn nên tự làm thí nghiệm đo các tụ để lấy kinh nghiệm sau nầy bạn đo các tụ trong mạch luôn chỉ cần tháo ra 1 chân trống.

Chú ý:Đo trong mạch bạn để thang đo Rx100 thấy kim có nạp xả thì khả năng còn tốt.

*/Điện trở: Bạn tự tìm tài liệu đọc đc quy luật màu sắc của điện trở loại củ và loại mới nắm cho thật vửng phần nầy.

-Bạn muốn kiểm tra điện trở trong mạch chỉ cần tháo 1 chân trống,nhìn màu sắc và đo xem coi có đúng ko?(nếu sử dụng đồng hồ ko chính xác thì đo ra trị số sai)

-Khi gặp trường hợp đọc ko ra trị số bạn phải tìm 2 or 3 cái điện trở nằm chung trong mạch có màu giống nhau rồi so sánh để xác định chính xác trị số của nó.

Chú ý: Trong mạch đo thấy cao hơn trị số mà bạn đọc đc từ các vạch màu thì chắc cú điên trở ấy hư.

3 linh kiện trên là căn bản,còn các linh kiện khác các bạn tìm hiểu nhé!

II/ Thưc hành:

Bạn mở vỏ máy ko biết bắt đầu từ đâu, thế thì bạn đánh pan theo từng phần giống như cách phân chia từ trên xuống nhé!

Trước tiên bạn phải nắm vững cơ cấu của TIvi nó gồm có các phẩn như sau:

1/Phần Nguồn:

Bạn đo thẳng tại C sò ngang :

*/ Nếu có trên dưới 110VDC nguồn đã chạy và lấy bóng đèn 100Watt chích vào 2 đầu tụ lọc nguồn 110V thấy điện thế giảm khoảng 5-10V:Chứng tỏ nguồn đã chạy và đủ Amper.

*/ Kiểm tra tiếp các nguồn phụ như:5V,12V,24V...(Quan trọng nhất là nguồn cấp cho dao động ngang và IC Vi xử lý).Nếu có đầy đủ thì bạn ko cần quan tâm tới bộ nguồn nửa.

*/ Nếu khác ý trên bạn phải sửa phần nguồn trước: Trước khi sửa bạn tháo sò ngang ra ngoài.

2/Phần dao động ngang:

Nguồn đã ổn ,bạn kiểm tra dao động ngang nhé!

*/ Bạn tháo sò ngang ra dùng đồng hồ thang đo AC 10V để 2 đủa đo tại cực E và B sò ngang thấy có lên khoảng 2-3 VAC:Chứng tỏ dao động ngang đã chạy.

*/ Trái ý trên kiểm tra tiếp:

-Đo 2 mối sơ cấp của tranfor Driver:

1 mối lấy 12VDC từ bộ nguồn.

1 mối vào cực C của Transitor Driver.

So sánh điện thế tại 2 điểm nầy nếu thấy có giảm khoảng 5-10VDC,chứng tỏ dao động ngang đã chạy.

-Tra data IC dao động ngang,tìm cho ra chân Vcc(nguồn cấp cho IC dao động ngang).

Đo xem coi có khoảng 9-12VDC ko?.Nếu có.

-Đo tại chân thạch anh xem coi có khoảng 1-2VDC ko?.

-Tháo chân Vcc trống,để thang đo Ohm RX1.Đo tại chân Vcc và mass nó như con diod (đầu lên kim ,đầu ko lên kim).

Trái 2 ý trên khả năng IC dao đông ngang hư.

Đến đây phần dao động ngang đã chạy,Bạn đóng sò ngang vào.

3/ Phần Flyback:

*/ Bạn để thang đo ACX10V, mở máy lên đo thẳng chân tim đèn thấy có khoảng 4-6VAC chứng tỏ Flyback đã chạy.

*/ Kiểm tra tiếp các điện thế G2(từ 150VDC tới khoảng 800V),Focus( trên 1KVDC), boss 180VDC cấp cho công suất sắt,Điện thế siêu cao thế(Chổ nầy cẩn thận nhe, bạn tháo núm vú ra để ra ngoài cách xa mass, dùng con vit cán dài bọc 1 lớp giấy cho dầy,mở máy đưa từ ngoài vào thấy tia lửa xanh trên 2 phân chứng tỏ điện thế siêu đã đủ).

Các ý trên nếu đúng thì phải ra ánh sáng.

Trường hợp ko ra ánh sáng thì kiểm tra tiếp.

4/ Board đuôi đèn hình:

Đầu tiên bạn chỉnh G2 lên maxium vì hư vert or mất y máy dẩn ko lên ánh sáng mặt dù Flyback đã chạy.

Nhìn bên trong đèn xem :

-Coi tim đèn có cháy ko ?

- Coi có lửa xanh ko?(Nếu có thì hư đèn rồi,bị vô không khí)

Đến đây nếu ko ra ánh sáng bạn phải đo độ phát xạ của 3 tia RGB(trên mình có hướng dẫn đó).

5/ Phần Vertical(Chiều dọc):

Bạn kiểm tra:

*/ Nguồn cấp cho IC công suất Vert ?

*/ Dao động Vert coi chạy chưa bằng cách đo AC tại chân out của con IC dao động Vert ?

*/ Nếu 2 ý trên tốt bạn nên kiểm tra toàn bộ các linh kiện vùng nầy như tụ điện,điện trở (nhanh nhất).

Phần nầy mình có hướng dẫn ở trên rất kỷ rồi.

Tới đây màn hình bạn đã ra ánh sáng đầy đủ.

6/ Phần hình ảnh:

Đến đây bạn nên lấy đầu đỉa VCD cho tín hiệu video vào ngỏ AV mục đích là cô lập phần trung tần chung và Clock để đánh pan từ phần khuyếch đại hình xuống tới đèn hình.(phần nầy minh nói trên rồi).

Mở máy lên thấy có hình nhưng hiện đường hồi bạn chỉnh G2 thấp xuống ánh sáng vừa đủ xem coi còn hiện đường hồi ko?

Nếu ko ra hình bạn sửa phần Y ( khuyếch đại hình ) trước.

Nếu có hình tốt nhưng dẫn còn hiện đường hồi,bạn nên cô lập từng tia RGB để xem coi tia nào sinh ra bịnh hiện đường hồi.

Tới đây máy bạn đã có ánh sáng đầy đủ và hình rồi nhe.

*/ Nhưng hình mờ or ánh sáng tối ko có nét rỏ rệt(cái nầy thường gặp):

Bạn kiểm tra 2 đường Brigness và contrass xem coi chỉnh có ấp phê ko?

Chú ý:

Bạn muốn hình và ánh sáng đạt kết wa tốt thì phải chỉnh phối hợp 3 nút:G2,Contrass và Brigness.

Nếu ko đc thì có nhiều nguyên nhân:

-Flyback:Điện thế siêu cao thế yếu(Kèm theo hiện tượng nở chiều ngang)

-G2 thiếu Volt:nếu bạn chỉnh G2 thấy có ấp phê và hiện đường hồi thì bỏ wa giai đoạn nầy coi như tạm ổn.

-Đèn yếu:Bạn tìm cách nâng điện thế đốt tim lên khoảng 0,5V(cẩn thận coi chừng đứt tim,theo kinh nghiệm của mình đối với đèn cổ lớn có khả nâng nâng lên tới 8VDC,cổ nhỏ 7V).

Nếu bạn đo độ phát xạ 3 tia RGB xác định yếu đều,Bạn ko nên lấy súng đại bát bắn tia vì khi bạn bắn tia ánh sáng tăng lên đc nhưng màu rất xấu hơn nửa nó già đèn rất nhanh.

Bạn nên dùng biện pháp nâng điện thế tim đèn nếu có hiệu wa thì máy xài bền và màu vẩn đẹp như xưa.

Còn yếu 1 trong 3 tia RGB thì bạn bắn tia nào yếu thôi.

7/ Phần trung tần hình:

Bạn gắn đầu đĩa VCD vào đường AV, nếu hình ảnh và âm thanh ra tốt nhưng chuyển sang Tivi ko ra hình và âm thanh ko chuẩn thì bạn mới nghỹ tới phần Trung tần hình nhe!

*/Âm thanh ko chuẩn:(Như tiếng bị sè,âm thanh ra ngọng or nhỏ)

Bạn kiểm tra phần trung tần âm thanh:

Bạn nên bắt 1 đài gần địa phương bạn nhận tín hiệu tivi mạnh nhất để loại trử trường hợp sóng âm thanh đến máy bạn ko đủ mạnh (Ra hình rỏ,màu tốt nhưng âm thanh ko đạt)(cách sửa mình đã nói trên rồi).

*/ Hình ảnh: Phần nầy ít hư lắm bạn ơi!Nếu có trở ngại phần nầy bạn chỉ cần thay IC,hàn lại các mối hàn cho thật kỷ và vệ sinh thôi.

8/ Phần Block (bộ bắt sóng cao tần):

Phần nầy mình có đề cập ở trên rồi.

Nếu nghi ngờ hư thì thay thử cái mới.

Chào tạm biệt các bạn nhé!

Nếu có gì sai các bạn thông cảm bỏ wa cho.

Chúc các bạn thành công.

Cai lậy ngày 09/01/2011

Người viết: La Văn Hoạnh

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Chào các bạn!

Năm nay mình đã lớn tuổi rồi dự định hưu ko làm nghề nửa nhưng cảm thấy kinh nhiệm 3 mươi mấy năm wa bỏ thì rất tiết.

Cho nên mình dự định wa tết mở lớp sửa Tivi theo kinh nghiệm thực tế từ xa , Hoàn Toàn Miển Phí.

Hình thức học: Dùng Nick chat Yahoo,mục họp nhóm,mỗi bạn phải có 1 mic-phone và webcam.

Nội dung:Phân tích toàn bộ nội dung của chủ đề nầy"SỬA TIVI THEO KINH NGHIỆM THỰC TẾ"và phương pháp đánh pan nhanh từng phần cấu trúc tivi.

Điều kiện:Bạn phải nắm sơ bộ Lý thuyết trước.

Các bạn nào có nhu cầu liên hệ mình nhé!

[email protected].

Hân hạnh đc đón tiếp các bạn.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Chào bác La Hoạnh, chào các bạn!

Cháu ở thế hệ 8x, khi bác hành nghề thì cháu còn chưa ra đời, hii....

Cháu lên mạng tìm hiểu cách sửa tivi chơi thì đọc được bài của bác Hoạnh, thấy hay quá nên rất vui và muốn làm đệ tử của bác luôn!!

Cháu rất khâm phục bác vì đã chọn cái nghề hiện đại từ khi nước mình còn nghèo, tuy bác đã lớn tuổi nhưng vẫn còn tâm huyết với nghề và sẵn sàng giúp đỡ, truyền đạt lại kinh nghiệm cho thế hệ trẻ.

Đặc biệt lớp học qua mạng của bác rất có ích cho những bạn muốn sửa tivi ở xa, ko có điều kiện để học hay các bạn sinh viên trong ngành muốn tìm hiểu, học hỏi thêm kinh nghiệm.

Chúc mọi người luôn vui vẻ và thành công trong cuộc sống !

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Chào các bạn!

Lâu wa ko viết đc bài nào cho diễn đàn cảm thấy buồn.

MẠCH HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN TIVI SỬ DỤNG STR 6707,6708,6709 VÀ CÁCH ĐÁNH PAN.

(XEM LƯỢC ĐỒ LGCF 28A50F)

link Download lược đồ: http://www.mediafire.com/?7244bzkct4ki5t6

nguonstr6709copy.th.jpg

I/PHÂN TÍCH:

CÁC LINH KIỆN CÓ LIÊN QUAN TỚI BỘ NGUỒN:

*/ IC 01 là ic vi xử lý:

Pin 20 công tắt stanby(ST-BY/ON-OFF) ra Pin2 soc ket P803B nối với Pin 6 Socket P803A

II/Hoạt động bộ nguồn:

A/ Mạch nguồn cấp trước:

Ghim điện nguồn 220VAC cấp cho transfor T805 giảm áp lấy ra 12VAC wa bộ lọc lấy ra điện thế > 12VDC cấp cho cực C (Q851) lấy ra E ổn định 12VDC nhờ con Zener ZD 851 (Z12B)

Chú ý: 12VDC nầy lúc nào cũng phải có trước khi ghim điện vào mở công tắt Power là đã có rồi.

12V nầy cấp cho 3 đường trong mạch:

1/ Cấp cho Rơle RL 851: Rơle nầy ngắt mở nguồn AC (220V) cấp cho mạch chính .

2/ Cấp cho C(Q851) nằm trong mạch bảo vệ.

3/ Cấp Pin 5 Socket P803A nối tiếp Pin 3 Socket P803B wa con regu 7805 lấy 5V cấp cho con IC xử lý lý tại Pin 54 (IC 01).

Chú ý: Trên lược đồ nó ghi ST-5V là sai rồi,Đúng ra phải ghi ST-12V.

B/ Mạch nguồn chính:

Bấm Stanby Lệnh từ IC vi xử lý ra pin 20 đến pin 2 của Socket P803B nối tiếp với Pin 6 của soc ket P803A tại đây phải trên 0V.

Lệnh nầy cấp cho 3 đường:

1/ Cấp cực B (Q852) :Làm cho transitor nầy dẫn xuống Mass =>Role (RL851) đóng.Lúc bấy giờ nguồn AC 220V mới cấp cho mạch chính.

2/ Cấp cực B(Q804) dùng để bảo vệ.

3/ Cấp pin 4 con IC 805 dùng để mở nguồn 5V(nguồn sau).

Lúc bấy giờ nguồn chính bắt đầu làm việc.

C/ Hoạt động nguồn chính:

1/ Role đóng mạch khử từ chạy trước:

Điện thế 220VAC : 1 mối đi thẳng vào cuộn dây khử từ,1 mối vào điện trở nhiệt (TH801) đến mối kia cuộn dây.Để làm nhiệm vụ khử từ.

Chú ý:

*/ Điện trở nhiệt nầy khi nguội đo khoảng vài chục Ohm,lúc nóng lên điện trở nầy tăng Ohm lên nhanh đến khi bảo hòa thì thôi.

Làm cho cuộn dây khử từ lúc đầu nhận điện thế 220VAC trong thời gian ngắn nó giảm volt xuống tạo ra 1 từ trường xung quanh cuộn dây để khử từ cho bóng đèn hình.

*/ Điện trở nầy thường hư: Gặp loại điện trở 3 mối bạn có thể thay thế 2 mối cũng đc.

2/ Nguồn cấp phần dao động con STR 6709: Tạo nguồn từ 6 đến 12V (nhờ mạch D802,R805,R806,C811,R807 xuống mass) cấp Pin 9 con STR 6709.

Tại chân 9 nầy sau khi nguồn chạy nó lấy nguồn 7,5V ổn định từ tranfor nguồn về.(Tranfor nguồn mối 2 đi mass trong ruột con STR,mối số1 wa D807, wa tụ C812 lọc DC cấp cho cực C Tr Q801 nhờ con Zener 7,5V lấy ra cực E =7,5V ổn định).

Chú ý; Mối số 2 tranfor nguồn nối tiếp số 2 con STR là đường mass trong ruột con STR (nghĩa là ko phải mass chassi máy).Như vậy mass STR và mass chassi đc nối tiếp bởi con điện trở R807=0,16 Ohm/2W.

Đường nầy cũng là mạch bảo vệ con STR đó.

Tại số 2 STR nối tiếp với 1 con diod D803 nắn ra DC cấp cho cực B con transitor công suất nguồn( Phân cực).

Thông thường nếu đứt điện trở R807 thì con STR chết hoài,Điện trở chỉ có 0,16 Ohm thôi nhưng nếu ta nối thẳng xuống mass có thể con công suất nguồn ko chạy vì ko có điện thế phân cực cho transitor công suất.

3/Mạch dò sai: Tại Pin 7 con STR nhận tín hiệu dò sai từ chân số 3 con Optron (IC802=TLP721).Tại đây nó lấy điện thế từ chân số 4 khoảng 7,5V wa chân số 3 thay đổi đc đưa thẳng vào mạch dao động nguồn trong ruột con STR để ổn định tần số dao động làm cho điện thế ra bên thứ cấp ổn định.

Chú ý: Trong lúc đánh pan phần nầy bạn có thể lấy con điện trở từ 1K >10K nối tại chân số 3 và số 4 con Optron.Để cô lập phần sau con Optron.

*/Nếu gắn điện trở vào mà thứ cấp chưa ra Volt thì chứng tỏ con STR chưa chạy.

*/ Trái ý trên thì STR chạy rồi.Bạn nên khoanh vùng và đánh Pan bên phần thứ cấp tranfor nguồn.

4/ Nguồn cấp cho công suất:

Nguồn AC 220V sau khi wa cầu diod D801 ra 385VDC(chưa tải) cấp chân số 9 ra chân số 6 bên sơ cấp tranfor nguồn.

Điện thế nầy đến cực C con Transitor công suất wa 2 cầu chì F812,F813.

Chú ý: Trên đường nầy còn 1 mạch dùng để bảo vệ sò công suất gồm có F804,C814 và F805.Tại đây nếu C814 đứt or rỉ thì ghim điện vào thì sò công suất bị chạm ngay tức khắc.

5/ Kiểm tra phần thứ cấp tranfor nguồn:

*/Đường B+ 110VDC:

Tại chân số 18 tranfor nguồn wa cầu chì FB806,Diod D825,tụ lọc C829 lấy ra điện thế 110VDC cấp cho 2 đường:

-1 đường về chân số 3 Flyback: Cấp cho C sò ngang.

-1 đường wa R 829 vào chân số 1 con IC803-SE140: Như thế tại đây ra điện thế 140VDC chứ ko phải 110VDC.

Con SE 140 làm nhiệm vụ ổn định điện thế nguồn B+.Như thế tại chân số 1 lúc nào cũng phải 140VDC :

Nếu vì lý do gì tại đây cao or thấp hơn 140VDC thì tại chân số 2 sẻ có 1 điện thế khác với điện thế ổn định.

Chính điện thế nầy nó điều khiển con Optron làm cho mạch dao động nguồn sửa sai để cho ra điện thế đúng 140VDC.

*/ Đường B+ Chuẩn (do mình đặt tên):Đường nẩy khoảng vài chục Volt vì lược đồ ko ghi rỏ.

Đường B+ chuẩn nầy lấy từ chân số 15 tranfor nguồn,wa điện trở cầu chì FR802,Diod D824 và tụ C821 lấy ra 1 điện thế cấp cho 3 đường:

-1 đường wa R828 làm điện thế mẫu cho con Optron.

-1 đường vào tranfor Driver Dao động ngang.

-1 đường vào mạch bảo vệ nguồn.

*/ Đường 12VDC: Tại chân số 10 tranfor nguồn wa điện trở cầu chì FB809,Diod 829 và tụ C826 lấy ra điện thế trên 12VDC.

Điện thế nầy vào chân số 1 con Regu IC 806 lầy ra chân số 2 phải đúng 12VDC.Dùng để cấp nhiều bộ phận khác trên mạch.

Chú ý: Con Regu nầy 4 chân nhưng ko có sử dụng chân điều khiển nên ta có thay thế bằng con 7812 đc (có 3 chân)

*/ Đường 5VDC: Tại chân số 11 tranfor nguồn wa điện trở cầu chì FB807,Diod D835 và tụ C825 lấy ra điện thế trên 5VDC.

Điện thế nầy vào chân số 1 con Regu IC 805 lầy ra chân số 2 phải đúng 5VDC.Nhưng điện thế nầy đc điều khiển bởi lệnh ON/OFF tại chân số 4 con Regu IC805 đó là lệnh Stanby.

Vì thế nếu máy có sự cố gì , Vi xử lý ngắt nguồn Stanby thì nguồn 5V nầy ko có.

*/ Đường 30VDC cấp cho IC công suất Âm thanh: Tại chân số 13 tranfor nguồn wa FB801,FB810,Diod D822,tụ C837 và điện trở R831(điện trở dằn tải nghĩa là khi ta cô lập nguồn IC công suất thì chổ nầy ko cho vọt Volt cao hơn 30VDC).

Điện thế nầy tiếp tục wa bộ lọc L800 và tụ C839 lấy ra điện thế 30VDC thật sạch cấp cho công suất Âm thanh.

Trên đường nầy nó có 1 đường ABS wa con diod D831 là mạch bảo vệ .Đường 30VDC nầy nếu chạm tải xuống mass thì con diod D831 dẫn làm cho điện thế tại chân số 43(ABNORMAL) của con IC vi xử lý (IC01) xuống mass.Lúc gấy giờ xử lý ra lệnh cúp nguồn.

Chú ý: Bạn để ý đường ABS nầy nó liên quan rất nhiều mạch như:

*/ ABS wa Diod D604 vào chân số 2 con IC 604-TDA2822(IC khuyếch đại công suất cho head phone.

*/ ABS wa Diod D602,D603 vào con IC Regu 603-GL7805.

*/ABS wa Diod D601,D605 vào con IC Regu 605-KIA7808.

*/ ABS wa J44 và Diod D155 tại đây nó nối tiếp với 2 đường:

-1 đường vào IC 151-CF72416.

- 1 đường vào IC 150-CF70203.

Nhận thấy đường ABS nầy rất quan trọng vì Nếu 1 trong các đường trên có sự cố gì thì Vi xử lý cúp ko cho mở nguồn.

Chổ nầy có rất nhiểu bạn bó tay ko tìm ra đc nguyên nhân lý do vì sao nguồn chạy rồi nhưng chút tắt.

Mình để ý thấy cái chung của mạch nầy khi các linh kiện trên chạm nguồn Vcc thì mạch ABS nầy mới làm việc.

III/ Cách Tìm Pan:

A/Dành cho những bạn đã làm thợ: Ghim điện vào mở công tắt Power :

1/ Nếu ko thấy đèn đỏ sáng thì bạn phải kiểm tra mạch nguồn cấp trước.

2/ Nếu thấy có đèn đỏ sáng lên chứng tỏ nguồn cấp trước 12VDC đả chạy.

*/ Bấm tiếp nút Stanby:

-Nếu thấy đèn đỏ thay đổi nhưng nguồn chính ko chạy:Chứng tỏ vi sử lý đã chạy.Đo lệnh ON/OFF mở nguồn coi có thay đổi ko.ON=5V,OFF=0V.

-Nếu đèn đỏ ko đổi khả năng xử lý ko chạy:

Đến đây bạn có thể cô lập phần IC vi xử lý ra để sửa phần nguồn trước, bằng cách tìm cho ra chân lệnh mở nguồn rồi cấp cho nó 5v(nhớ hút trống chân IC Vi xử lý chân 54 IC01).

*/ Đo nguồn B+=140V :

-Nếu có đủ 140V rồi mất: Chứng tỏ dao động nguổn đã chạy phần sơ cấp nguồn tốt, bạn kiểm tra đường ABS trước xem coi có chổ nào chập tải ko?.

-Nếu ra ko đủ 140V (nhưng vẫn có vài chục Volt) bạn tháo sò ngang ra sửa bộ nguồn trước.

B+ có vài chục Volt chứng tỏ dao động nguồn đã chạy.Bạn chỉ sửa phần thứ cấp bộ nguồn thôi.

-Nếu ko có 140V thì kiểm tra phần sơ cấp:

Bạn kiểm tra phần sơ cấp bộ nguồn.

Bạn đo tại pin 9 con STR 6709 nếu có khoảng 7,5Vthì bạn tháo 1 chân tụ C810 đo tại đây coi có Volt AC ko?(khoảng 0,5VAC)

-Nếu ko có Volt : Con STR chắc cú hư phần dao động rồi

-Nếu có: Chứng tỏ dao động nguồn đã chạy.

Kiểm tra tiếp 3 chân 1,2,3 nếu nó chạm bạn có thể độ Transitor rời bên ngoải cũng đc.

Bạn hút trống 2 chân 1,2 gắn cực C vào Pin1,cực E vào Pin2 và cực B vào Pin3.

B/ Dành cho những bạn mới vào nghề:

1/ Nếu ko thấy đèn đỏ sáng thì bạn phải kiểm tra mạch nguồn cấp trước:

-Bạn để thang đo Ohm Rx1 đo 2 mối sơ cấp Tranfor T805 có khoảng vài chục Ohm:Chứng tỏ Tranfor còn tốt.

-Ghim điện vào :

*/Đo tại cực C transitor Q851 phải có trên 12VDC: Chứng tỏ tranfor và bộ chỉnh lưu DC đã tốt.

*/ Đo tại cực E (Q851) phải có đúng 12VDC.Nếu ko thì Tr or Diod Zener(ZD851) hư.

*/ Đo tiếp tại Pin 54 con IC Vi xử lý (IC01) xem coi có 5VDC ko?: ko có hư con Regu 5V rồi(IC153-DL7805). Có 5VDC .

*/ Đo tiếp tại Pin 34,Pin 35 (Chân dao động tạo xung Clock)Xem coi có khoảng 1-2 VDC ko?.Ko có khả năng Vi xử lý hư?.

Đến đây bạn bỏ wa giai đoạn thay IC vi xử lý trước vì con nầy mắt tiền,khó kiếm hơn nửa chưa ắc gì nó hư.

*/Bạn hút trống Pin 20 (IC01 Vi xử lý) ra và tìm cách cấp 5 Volt cho nó bằng cách lấy cây điện trở khoảng 10-20K gắn nối tiếp với nguồn 12 VDC.

Mục đích là sửa phần nguồn chính trước.

Đến đây Role phải đóng để mở cho nguồn chính.

Chú ý: Các ý trên bạn có thể bỏ wa để giải quyết phần nguồn chính trước bằng cách nối 1 sợi dây ngang Role.

2/ Đo nguồn B+=140V :

*/ Nếu có đủ 140V rồi mất: Chứng tỏ dao động nguổn đã chạy phần sơ cấp nguồn tốt, bạn kiểm tra đường ABS trước xem coi có chổ nào chập tải ko?.

-Bạn để thang đo Rx1 đo tại đầu dương các Diod nắn DC của cuộn thứ cấp Tranfor nguồn xem coi có nơi nào bị chậm tải ko?.

-Hoặc bạn hút trống chân tất cả các diod nầy chỉ chừa lại Diod nắn 140VDC thôi.(cô lập tìm thủ phạm).

*/ Nếu ra ko đủ 140V (nhưng vẫn có vài chục Volt) bạn tháo sò ngang ra sửa bộ nguồn trước.(ko tháo ra coi chừng đổ nợ)

B+ có vài chục Volt chứng tỏ dao động nguồn đã chạy.Bạn chỉ sửa phần thứ cấp bộ nguồn thôi:

-Kiểm tra con Optron:Để thang đo Volt 250VDC,đủa đen xuống mass,Đủa đỏ bạn chấm tai B+(lúc bấy giờ nó khoảng vài chục Volt),mở máy lên còn 1 tay bạn lấy nhiếp chập chân số 1 và số 2 con Optron:

- Nếu thấy điện thế thay đổi chứng tỏ con Optron còn hoạt động và phần sơ cấp tốt.

- Nếu thấy điện thế ko thay đổi chứng tỏ con Optron hư chắc cú.

Kiểm tra con SE140:Bạn tháo 1 chân con Diod D847 ra để cô lập mạch bảo vệ.

-Nếu nó vọt Volt lên chứng tỏ con SE 140 còn tốt,hư phần bảo vệ.

-Nếu ko thay đổi con SE 140 hư.

Đến đây nếu ko đc nửa bạn phải kiểm tra từng con linh kiện xem coi em nào là thủ phạm thì xử trảm ngay.

*/ Nếu ko có 140V thì kiểm tra phần sơ cấp:

-Bạn tháo con STR6709 ra ngoài: Đo tại chân số 9 xem coi có Volt ko?:Nếu ko có Volt thì sửa đường cấp Volt cho dao động nguồn trước.

Kiểm tra D802,R805,R806 chổ nầy khi chưa tải có khả năng lên khoảng vài chục VDC.

-Kiểm tra R807=0,16 ohm. Nếu đứt bạn có thể thay điện trở 0,22 ohm/2W.

-Đến đây bạn nên lấy con điện từ 1k>10k gắn ngang chân số 3,số 4 con Optron dùng để cô lập phần thứ cấp.

Để dể sửa phần sơ cấp bộ nguồn chính.

Chú ý: Khu vực con STR rất ít linh kiện bên ngoài,bạn tìm mãi mà ko phát hiện linh kiện nào hư.Nhưng thay con STR mới vào hư hoài or chạy vài ngày hư thì bạn nên thay thử cái tụ C814 và 2 cuộn dây T801,T802 (cuộn dây chống nhiểu điện công nghiệp).

Đến đây bộ nguồn đã chạy ,bạn lấy bóng đèn tròn 60W or 100W thử xem coi nguồn 140VDC có tụt ko?

-nếu ko tụt Volt và đèn sáng lên là OK 100% tốt.

-Nếu giảm nhưng còn khoảng 100VDC thì bạn cứ đóng sò ngang vào có khả năng tốt luôn vì có nhiều loại mạch nó lấy xung Flyback về để điều khiển nguồn.

-Nếu giảm còn khoảng 4-50VDC thì phải kiểm tra nguồn lại

 

Phần nầy mình có bao nhiêu ý.

Cám ơn bạn đã đọc bài viết của mình.

Nếu có gì sai,các bạn góp ý nhé!

Cai Lậy Ngày 31/03/2011

Người viết: La Văn Hoạnh

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Tạo tài khoản hoặc đăng nhập để trả lời

You need to be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Hãy đăng ký làm thành viên nào, rất dễ dàng thôi !

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Already have an account? Sign in here.

Sign In Now