Recommended Posts

Chào các bạn!

Năm nay mình đã lớn tuổi rồi dự định hưu ko làm nghề nửa nhưng cảm thấy kinh nhiệm 3 mươi mấy năm wa bỏ thì rất tiết.

Cho nên mình dự định wa tết mở lớp sửa Tivi theo kinh nghiệm thực tế từ xa , Hoàn Toàn Miển Phí.

Hình thức học: Dùng Nick chat Yahoo,mục họp nhóm,mỗi bạn phải có 1 mic-phone và webcam.

Nội dung:Phân tích toàn bộ nội dung của chủ đề nầy"SỬA TIVI THEO KINH NGHIỆM THỰC TẾ"và phương pháp đánh pan nhanh từng phần cấu trúc tivi.

Điều kiện:Bạn phải nắm sơ bộ Lý thuyết trước.

Các bạn nào có nhu cầu liên hệ mình nhé!

[email protected].

Hân hạnh đc đón tiếp các bạn.

Chào anh lahoanh . Tôi thật sự khâm phục bởi sự nhiệt huyết nghề nghiệp của anh. Chúc anh sức khỏe

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác
PHÂN TÍCH MẠCH TIVI LGCF 28A50F

I/ PHẦN DAO ĐỘNG NGANG:
Các linh kiện có liên quan phần dao động và Flyback:
IC 501-TDA 8376 :Dao động ngang, Dao động dọc,khuyếch đại Video Amply (Y),Giải mã màu (RGB-Matrix).
Sau khi đã sửa bộ nguồn xong, bạn kiểm tra phần dao động ngang liền:
1/ Bạn tháo sò ngang ra ngoài đo tại cực E và B xem coi có điện thế từ 1,5>3VAC ko?:
-Nếu có Volt AC: chứng tỏ dao động đã chạy.(nhưng chạy đúng tần số hay ko tính sau).Bây giờ bạn đóng sò ngang vào đc rồi để kiểm tra phần Flyback và các thứ phái sau Flyback.
-Nếu ko có Volt AC: Bạn tháo cực B con Transitor Driver (Q451-C2238) đo tại đây coi có 0,5VAC ko?
*/ Nếu có:Chứng tỏ Dao động ngang đã chạy,chỉ còn hư phần Driver liên lạc từ IC dao động đến công suất mà thôi(Sò ngang).Hư phần nầy dể rồi.
*/Nếu ko có Volt AC: bạn đo tại đầu + cái tụ C462 đến Pin 40 con Ic dao đông (IC501-TDA8376) xem coi có khoảng 120 Ohm ko?.nếu ko thì đứt mạch rồi (cái nầy thường xảy ra).
2/ Kiểm tra tiếp: Đo Pin 37 Vcc (IC 501) coi có 8VDC ko?.nếu có 8 VDC mà vẫn ko chạy.
Tới đây bạn kiểm tra sơ bộ con IC dao động liền:Bạn hút trống Pin 37 để đồng hồ đo Ohm Rx1,Đo chân 37 của IC với mass, Đổi 2 chiều đủa đo thì nó phải có 1 đầu lên kim,1 đầu ko lên kim: Chứng tỏ con IC còn tốt (khoảng 7-80% thôi ),Trái ý trên chắc cú con IC hư.
Chú ý: Bạn kiểm tra tới đây nếu cái gì cũng tốt hết mà dao động vẫn ko chạy:Bây giờ bạn chỉ còn hàn hết các mối hàn con IC dao động và thay thử con mới thôi.Rồi tính sau.
Đến đây phần dao động ngang đã chạy tốt.
II/ PHẦN Flyback:
Bạn đóng sò ngang vào:1 tay mở máy,1 tay đo Volt AC tại tim đèn hình nếu thấy Volt lên 4>6VAC :Chứng tỏ Flyback đã chạy.
1/ Nếu ko có Volt AC hoặc thấp hơn 4VAC thì tắt máy liền.
*/ Kế tiếp tháo Yoke ra làm 1 lần nửa: Nếu có 4>6VAC thì hư Yoke rồi.(nhớ tắt máy nhanh nếu ko coi chừng cháy chất Phospho trong đèn hình).
*/ Kiểm tra các nguồn thứ cấp do Flyback cấp cho các bộ phận khác trong máy: Bạn để thang đo RX1 đo tại đầu + các Diod ,Đo 2 chiều nếu thấy 1 đầu lên kim và 1 đầu ko lên kim thì đường ấy tốt,trái ý trên thì đã chạm tải rồi.
2/ Nếu có đủ 4 or 6 VAC tại tim đèn thì bạn tắt máy thử 1 lần nửa để xác định siêu cao thế có đủ ko?,Bằng cách để cánh tay trước mặt đèn hình rồi mở máy thấy có cảm giác lông tay vựng lên .Chứng tỏ siêu cao thế đã đủ.
Nếu 2 ý trên (tim đèn có 4>6V và lông tay vựng lên) chứng tỏ Flyback đã chạy.
Bạn kiểm tra ngay trên board đuôi đèn hình liền:
3/Điều kiện để đèn phát ra Ánh sáng:
*/ Tim đèn có 4>6V.
*/ Siêu cao thế tốt.
*/ Đo G2 (tại chân Screen) phải có trên 150VDC và chỉnh nút Screen phải có thay đổi.
*/ Đo G1 phải trên or dưới 0VDC.(tùy máy)
*/ Đo 3 cực KR,KG,KB Phải có Volt thấp hơn điện thế Boos(200VDC).Tại đây nếu có Volt cao bạn có thể cho 1 trong 3 cực(KR,KG,KB) xuống mass tạm thời, nếu có ánh sáng chứng tỏ Flyback và đèn hình đã tốt.
Chú ý: Đến đây nhiều bạn đã kiểm tra đầy đủ các ý trên nhưng vẫn ko ra ánh sáng thì khả năng đèn yếu (Đèn yếu nếu siêu cao thế tốt thì lông tay cũng ko cảm thấy vựng lên)
Bạn kiểm tra độ phát xạ bóng đèn liền: Đốt tim cho bóng đèn 6 VDC để thang đo Rx1k đo lần lược G1 và KR,KG,KB nó như con Diod. Đầu lên kim,đâu ko lên kim.
Nhìn vào đầu lên kim coi nó bao nhiêu Ohm thì xác định đc tuổi thọ của bóng đèn.
Thông thường dưới 100Kohm còn xài đc,trên 100Kohm đèn yếu rồi.(Cái nầy mình đã nói ở trên rồi).
Đến đây máy bạn đã ra ánh sáng rồi nhe.Nhưng……Tính sau.
4/ Cách đánh Pan:
*/ Có nhiều bạn hỏi tôi làm sao biết Flyback đã chạy?:
-Bạn chỉ cần kiểm tra dao động ngang đã chạy chưa? Bằng cách đo tại EB con sò ngang thấy có khoảng 2.3VAC thì dao động ngang chạy rồi.
- Đóng sò ngang vào mở máy nếu điện thế tim đèn ra 4>6VAC thì Flyback chạy rồi.
*/ Mở máy lên nghe 1 cái chát như pháo nổ, Có 3 trường hợp xảy ra:
-Nếu nẹt lửa tại núm siêu cao thế: có 2 lý do là núm chụp siêu cao thế vào đèn hình mất phẩm chất or B+ cấp cho sò ngang cao Volt.
Cách khắc phục: Làm vệ sinh tại núm và trét mở Silicon ko cho không khí lọc vào or thay cái núm vú khác.
Kiểm tra B+ cấp cho sò ngang:Nếu cao Volt thì chỉnh thấp xuống.
-Nếu nẹt lửa tại chân ABL thì Diod nắn siêu cao thế hư rồi. Phải thay cái khác thôi.
-Nếu nẹt lửa tại chổ khác thì làm vệ sinh mạch và kiểm tra các linh kiện xung quanh vùng bị nẹt lửa.
*/ Mở máy lên lúc đầu thì hình rất rỏ nét nhưng 5>10 phút sau hình bị nhòe ko còn rỏ nét nửa: Chỉnh Focus hình rỏ nét lại nhưng đến hôm sau trình trạng ấy xảy ra lại thế thì hư Bô rồi (2 biến trở vài chục Mega Ohm nằm bên hong cục Flyback).
Cách khắc phục: Bạn chít cho nó 1 lổ đưa RP7 vào rửa sạch chất dơ 2 biến trở nầy để khi chỉnh nó tiếp xúc tốt ko thay đổi .
Ko đc thì phải làm Bô lại cái nầy thợ chuyên nghiệp làm Flyback mới làm đc.
Chú ý: Cũng bệnh như trên nhưng nó ngược chiều .Nghĩa là khi mở máy lên hình nó bị nhòe nhưng 5>10 phút sau hình rất rỏ nét thì ko phải hư Bô đâu nhe bạn mà nó hư Kylo (núm chụp đuôi đèn hình) or đèn yếu.
III/ PHẦN VERTICAL (QUÉT DỌC):
vertu.th.gif
Ra ánh sáng nhưng thiếu chiều đứng thì hư phần quét dọc rồi.
Các linh kiện liên quan phần Vert:
IC351-TDA 8350Q là IC công suất Vert,
1/ IC Vert nầy nhận 2 đường điện thế 16V và 45V từ Flyback:
*/ Đường 16V cấp Pin4 con IC 351: Trên đường nầy còn có 2 đường bảo vệ:
-1 đường wa 2 con Diod Zener (ZD358=24V,ZD359=24V nghĩa là nó ko cho xung Flyback vọt lên 48V).
- 1 đường nó wa D832-1N4148 và J407: Khi đường nầy có sự cố gì,nếu tụt xuống 0V thì Diod D832 dẫn. Vi xử lý ra lệnh tắt nguồn.
*/ Đường 45V cấp cho Pin 8 con IC 351: Trên đường nầy nó còn có 4 ngỏ cấp cho các phần khác:
*/ 1 đường wa con Diod D833 làm nhiệm vụ bảo vệ.
*/ 1 đường wa R710,R702 phối hợp chân số 8 Flyback (ABL) lấy ra khoảng 8,2V vào chân số 2 của Socket P805A nối với chân 2(Socket P805B).
Tại chân số 2 (soc ket P805B) chia làm 2 đường:
-1 đường wa R539=390K tới Pin 49 con IC501-TDA3876 lấy xung H.Hold để làm nhiệm vụ sửa méo gói ngang.
- 1 đường wa Diod D505 nắn ra điện thế Âm cấp cho cực B(Q501) để điều khiển Pin 22(ABL) con IC501 dùng để mở Y(Video Amply)’
(nếu tôi nhớ ko lầm thì đường nầy là đường Clamp? Chổ nầy tôi có nói trong bài viết ở trên)
*/ 1 đường wa R706 lấy ra 33V vào chân số 3 socket P 805A nối với chân số 3 socket P805B đc ổn định điện thế 33V bởi con Zener ZD182-33V.Cấp cho Block(Bộ bắt sóng).
*/ 1 đường wa R350 vào cực B con TR Q351 phối hợp với mạch khuyếch đại bên trong con IC Vert dùng để điều kiển ổn định quyét ngang của Yoke .
Tại đây có 1 đường lấy tín hiệu sửa méo gói (E/W) từ Pin46 của IC501 tới Pin12 của IC Vert(Khi ta mở Service chỉnh méo gói thì tín hiệu méo gói đi đường nầy).
2/ Tại Pin1(VB-Driv) và Pin2(VA-Driv) của IC Vert nhận tín hiệu dao động Vert từ Pin47 và Pin48 của IC501.
3/ Tại Pin5 và Pin9 xuất trực tiếp tín hiệu Vert (ko wa tụ) cấp cho Yoke dọc.
Tại Pin5 có 1 đường lấy xung đồng bộ dọc(Vsync) tới chân số 5 của Socket P804A nối tiếp chân số 5 socket P804B wa R47,đc bảo vệ bởi con Zener ZD02 cấp cho Pin48 con IC Vi xử lý.Dùng để mở cho xử lý làm việc nghĩa là nếu mất xung nầy con IC Vi xử lý ko chạy?.
4/ Tại Pin 10 có 1 đường (SSC) ko hiểu.bạn nào biết giải thích phụ mình nhé!
Chú ý: Sau khi phân tích mạch nầy mình nhận thấy các máy đời mới sau nầy:
*/ Ko có phần tuyến tính Vert,nó đã tích hợp trong con IC nhớ.Thế thì khi có xảy ra hư tuyến tín vert thì bạn chỉ cần mở Service ra chỉnh lại,ko đc phải chép lại con Rom(IC02-ST24C16).
*/ Phần sửa méo gói ngang có liên quan đến IC Vert.Đối với những máy đời củ phần sửa méo gói ngang nó xử dụng các tụ Pi và ko có liên quan gì tới phần Vert.
Đến đây màng hình đã ra ánh sáng đầy đủ.
IV/KHUYẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT SẮC:
Các linh kiện liên quan phần khuyếch đại công suất sắc:
IC 505-AN5860 là con IC Buffer thay đổi cân bằng trắng RGB.Nghĩa là khi ta mở Service chỉnh RGB nó lấy dữ liệu từ IC nhớ để làm thay đổi phân cực từng tia RGB của phần khuyếch đại công suất sắc.
IC501-TDA3876 làm nhiệm vụ giải mã (RGB-Matrix).
IC502-TDA4566 Nhận và xuất tin hiệu Y.Nhiệm vụ làm chậm thời gian đường đi của tín hiệu Y(giống như bộ phận Delay của máy đời củ) để đồng bộ với tín hiệu màu (Tín hiệu C ).
I/Hoạt động của mạch:
1/ Tại chân IK của Socket P901B nhận xung HP(Holryontal Pull) và xung VB (Vert Blanking) dùng để xóa tia quyét ngược ngang và dọc .
2/ Tại chân 1 nhận 12VDC từ nguồn.
3/ Tại chân 6,5,4 nhận tín hiệu màu R,G,B.
4/ Các tín hiệu màu RGB tại socket P901B đã có nhưng còn yếu ko đủ cường độ để cung cấp 3 katod đèn hình,nên cần phải có mạch Khuyếch đại công suất làm nhiêm vụ tăng điện thế và cường độ 3 tín hiệu RGB cho mạnh.
3 mạch nầy hoàn toàn giống nhau,ta chỉ phân tích 1 mạch tín hiệu B thôi:
*/ Q941-A1266 làm nhiệm vụ phân cực tự động cho Q961 và Q962.
*/ Q962 là sò công suất:
- Cực C nhận điện thế 200VDC từ Flyback.
- Cực B nhận điện thế 12VDC từ nguồn.
-Cực E nhận tín hiệu màu B từ cực C con Q961.
Như vậy tín hiệu màu B vào E ra C dùng để khuyếch đại cường .
*/ Q961 là Transitor liên lạc giữa tín hiệu màu B và sò công suất.
*/Q963,Q964,Q965 phối hợp với nhau dùng để xóa tia quyét ngược ngang và dọc.
Chú ý:
1/ Đối với các máy đời mới sau nầy ko còn các biến trở chỉnh RGB nửa,nó đã tích hơp vào IC nhớ rồi.
Nghĩa là khi ta mở Service chỉnh cân bằng trắng RGB làm thay đổi điện thế DC tại cực B con transitor Q961 làm cho mạch công suất chạy mạnh or yếu để thay đổi cường độ phát xạ của từng tia (RGB) trong bóng đèn.
2/ Nhận thấy mạch nầy đấu nhiều Tr theo kiểu Dalynton(Bắt tay) cho nên khi hư cây Tr bạn phải thay chính xác,nếu ko chính xác thì màu ko chuẩn.
3/ Đối với các máy bây giờ nó đã tích hợp toàn bộ các transitor vào trong 1 IC rồi .Bạn ko cần lo phải thay từng món nửa.
II/ Cách đánh Pan:
Máy hư phần nầy:
1/ Nếu hư hẳn cả 3 tia thì ko ra ánh sáng lúc đó bạn đo điện thế tại 3 cực RGB đèn hình = điện thế Boos (200VDC).Bạn thử hút trống 1 trong 3 chân RGB (hoặc cho xuống mass) mà ra ánh sáng:Chứng tỏ Flyback đã chạy hư phần khuyếch đại công suất sắc.
2/ Nếu ra ánh sáng nhưng trắng bách ko hột cát và ko hình ảnh nhưng còn hiện các bản menu: Chứng tỏ phần nấy còn tốt.
Lúc bây giờ bạn lấy tín hiệu từ đầu dĩa cho đi vào ngỏ AV để xác định cô lập phẩn trung tẩn vả Video amply.
*/Nếu ra hình và màu đầy đủ: chứng tỏ nó hư từ trung tần chung trở lên Block.
*/Nếu ko ra hình:Hư từ Video amply tới khuyếch đại công suất sắc.
*/ Ra hình nhưng sai màu:Bạn mở Service lên chỉnh cân bằng trắng,Nếu ko cân bằng trắng đc thì đèn hình có vấn đề.
Bấy giờ bạn đo độ phát xạ từng tia xem vấn đề nằm ở tia nào mà ko cân bằng trắng đc.
*/Ra hình màu chuẩn nhưng hiện đường hồi:Chỉnh Creen ko hết,khả năng 1 trong 3 tia katod đèn hình bị rỉ nhẹ. Bạn cô lập từng tia để xác định rồi dùng điện thế DC bắn cháy sạch chất dơ bên trong đèn(Cái nầy tôi có nói trên rồi).
3/Đối với những máy dùng phần nầy bằng IC bạn nên kiểm tra bằng cách đo Ohm là nhanh nhất:
Bạn tháo con IC ra ngoài để thang đo RX1 or RX10 đo:
Tại chân mass và 3 chân RGB nhận tín hiệu or xuất tín hiệu RGB: Phải có số Ohm bằng nhau Vì bên trong IC mạch hoàn toàn giống nhau.
Đến đây,Các ban nắm thực vửng từ đầu đến đây thì có thể nhận và lảnh sửa máy cho khách đc rồi đó vì phần mình phân tích sau nầy nếu hư nó chỉ có hở mạch và thay IC thôi.
V/ Phân tích đường đi của tín hiệu Y(chói) và C(màu):
Các linh kiện liên quan:
1/ IC505-ẠN5860 làm nhiệm vụ Buffer(Đệm) :
*/Pin12,13,14 nhận tín hiệu OSD –RGB từ IC vi xử lý đưa ra tại Pin49,50,51.Tín hiệu nầy lấy từ trong dữ liệu con IC nhớ (IC02-ST24C16):Nhiệm vụ của nó dùng để cân bằng trắng.Nghĩa là khi ta mở Service (mở khóa) bấm wa chế độ chỉnh R,G or B thì tín hiệu nó đi trên đường nầy.
Khi ta chỉnh tại Pin8,9,10 (ngỏ ra RGB) phải thay đổi điện thế DC rất ít dùng để phân cực cho con Transitor công suất sắc.
*/ Pin2,3,4 nhận tín hiệu RGB hoản chỉnh từ mạch ma trận màu(RGB-Matrix) trong ruột IC501-TDA8376.
*/ Pin5 nhận xung Flyback: Tại Pin5 wa con trở R560 tới chân 9 của Socket P804B đc nối với chân 9 của Socket P804A.đi chung đường SSC từ Pin 10 con IC Vert(IC351-TDA8350Q). Như vậy tại Pin 5 con IC Buffer(IC505) nhận xung FB từ chân số 10 con IC Vert.(Mình nhìn lược đồ phân tích thấy vậy nhưng ko biết xung Flyback nó đi vào trong ruột IC Vert như thế nào? ko hiểu vì ko có vẽ đường nào liên quan tới xung Flyback cả!! Bạn nào biết giúp mình giải thích phụ khúc nầy).
*/ Pin 11 lấy nguồn Vcc.
*/Pin7 nhận lệnh mở Service từ pin 52 IC Vi xử lý.
Theo như phân tích ở trên nếu hư phần nầy, bạn mở Service lên chỉnh 3 tia RGB ko tác dụng.Thì kiểm tra:
-Pin11 có 12VDC ko?
-Pin5 có thông với Pin10 con IC Vert ko?
-Bấm lệnh tại Pin 7 có thay đổi ko?
Nếu 3 ý trên đều tốt thì chắc cú hư IC rồi.
2/Đường đi tín hiệu chói(Y):
Tại Pin10 của IC101-TDA9811 lấy ra tín hiệu Y(CVBS) wa R136 vào cực B tr Q107 lấy ra cực E tới đây nó chia làm 2 đường:
*/ 1 đường wa tụ C227 và R232 vào chân 19 Socket 201:Nhiệm vụ đưa tín hiệu Y ra ngoài.
*/ 1 đường wa R212 và tụ C211 vào Pin19 của IC Switch AV (IC201-GL3812).
Tại con IC Switch AV nầy ,nếu Pin13 va11 có điện thế thấp thì mạch hoạt động ở chế độ Tivi. Tín hiệu Y nầy vào Pin19 lấy ra Pin16 wa con trở R209 vào cực B Q201 ra E.Tại đây nó chia làm 2 đường:
-1 đườngVO-2 wa tụ C245 và trở R240 vào chân 19 của Socket SK202: Nhiệm vu lấy tín hiệu Y ra ngoài.
-1 đường (có tên AV-CVBS) wa trở R168 vào cực B Q151 lấy ra E. Tại đây nó wa con trở chia làm 3 đường:
--2 đường vào Pin2 và Pin3 con IC151-CF72416: Làm gì? Chưa biết.
Nhìn thấy bên ngoài con IC151-CF72416 có cục thạch anh X150-13.875B,Mình đoán con IC nầy tạo xung Clock.Ko biết có đúng ko?Các bạn xem góp ý phần nầy nhé!
--1 đường wa C157 vào Pin3 con IC150-CF70203 (Làm nhiệm vụ tách tín hiệu RGB và Sync ra khỏi tín hiệu chói).
Phân tích con IC150-CF70203:
*/ Tại Pin2 của con IC150 lấy ra tín hiệu xung đồng bộ? wa trở R152 vào cực B Q150 ra E tới Pin13 của con IC tổng( IC501-TDA8376).
*/ Pin13 làm nhiệm vụ Mute hình.(Chổ nầy các bạn chú ý máy ko ra hình coi chừng chân nầy đã ở chế độ tắc hình rồi).
*/ Pin20,22,23 lấy tín hiệu RGB đưa vào Pin15,16,17 con IC 501-TDA837.
*/ Pin19 (Blanking) lấy ra tín hiệu Xóa đường hồi .
*/Pin17,18 nhận lệnh điều khiển từ IC Vi xử lý.
*/ Pin1,4,9,16,21 nhận điện thế 5VDC.
Phân tích con IC501-TDA3876:
*/ Pin23,24,25 nhận tín hiệu RGB từ bên ngoài vào.Khi ta sử dụng S-Video từ bên ngoài vào,ở chế độ nầy nó lấy tín hiệu RGB riêng ko giống như chế độ AV.Nghĩa là tín hiệu y và màu đi riêng,dây nối tín hiệu nó có nhiều sợi.
*/Pin26 lấy xung xóa hồi từ bên ngoài.
*/ Pin15,16,17 lấy RGB của Tivi.
*/Pin14 lấy xung xóa hồi của Tivi.
Toàn bộ các tín hiệu trên đưa vào khối (RGB-IN-Switch) trong ruột con IC501,để cho Vi xử lý muốn sử dụng đường nào thì cứ ra lệnh nó sẻ có công tắc thay đổi trạng thái.
*/Pin13 nhận xung đồng bộ Sync Vert để điều khiển màu.
*/ Pin7 nhận tín hiệu Y(tín hiệu chói).
* Pin6 nhận tín hiệu màu C (Chroma).
2 tín hiệu Y và C.Mình tìm hoài ko thấy nó từ đâu tới? Các bạn góp ý mình nhé!
*/ Tại Pin28 nó lấy 1 phần tín hiệu wa C552 vào Pin17 của con IC502-TDA4566 ra Pin11 tới C501 vào Pin 27của IC501:Mạch nầy là mạch Delay,Nhiệm vụ làm cho tín hiệu Y đi chậm lại để đồng bộ với tín hiệu màu cung cấp cho bộ phận ma trận giải mã lấy ra tín hiệu RGB.
*/ Khi xung đồng bộ ra lệnh chuyển sang hệ Secam thì tại Pin 29,30 lấy ra tín hiệu B-y và R-Y cấp cho Pin 14,16 của con IC503 đưa ra Pin 11,12.Vào Pin1,2 con IC502-TDA4566 ra Pin7,8.Vào trở lại Pin31,32 con IC501-TDA3876 Đưa vào bộ phận Matrix trong ruột IC501 để lấy ra tín hiệu G-Y.
Nhiệm vụ mạch nầy dùng để giải mã màu Secam vì hệ màu Secam cách điều chế tín hiệu màu khác với hệ NTSC và Pal.(Điều chế như thế nào các bạn tự tìm hiểu nhe).
Tới đây mình nhận thấy 3 con IC 502,503,504 làm nhiệm vụ giải mã màu cho hệ Secam cho nên nếu 1 trong 3 con nầy hư thì ko ảnh hưởng tới màu NTSC và Pal.Nếu nó hư 1 trong 3 con IC trên thì hệ màu NTSC và Pal vẫn bình thường ko cần thay vì hiện nay đa số xài NTSC và Pal thôi.
*/ Tại Pin41 nhận tín hiệu AFC từ Pin 10 của con IC công suấtVert (IC351).
VI/Phần trung tần chung IF:
Tín hiệu trung tần chung lấy ra tại chân số 1 và 2 của Block,tại đây đã có 4 tín hiệu: H.Sync.V.Sync,Y và IF âm thanh nhưng tín hiệu nhiểu rất nhiều nên cần phải có bộ phận lọc nhiểu để lấy ra 4 tín hiệu hoàn chỉnh hơn.
H.Sync có tần số 15.625Hz,V.Sync có 50Hz,Y(Video) có 0>6 MHz 3 tín hiệu nầy điều chế AM(Điều biên).
IF âm thanh có tần số 6.5MHz điều chế FM(điều tần).
Chú ý: Tần số H.Sync và V.Sync có tần số thấp nhất,tần số FM âm thanh cao nhất (em ở đầu sông,anh cuối sông.. Hi Hi) cho nên khi ta chỉnh lấy tần số âm thanh mạnh thì tần số đồng bộ yếu,
(Kinh nghiệm thời chuyển hệ tiếng 4.5 NTSC sang 6.5 Secam).
Nghĩa là khi ta chỉnh các cuộn dây trung tần lấy tần số âm thanh mạnh sẻ mất tín hiệu đồng bộ.
4 tín hiệu có 4 tần số khác nhau trộn vào thành 1 dãi tần duy nhất từ 40.4MHz đến 40.9MHz.Dãi tần nầy đc điều chế bởi 1 sóng mang của từng Đài phát. Mỗi đài phát có 1 tần số riêng biệt.(Chổ nầy lý thuyết dài lắm các bạn tự tìm hiểu)
1/ Phân tích đường đi của tín hiệu IF:
*/Tín hiệu IF lấy ra tại chân số1 và 2 Block đưa vào chân 1 và 2 con Z102-OFWK6257(Giống như cục Saw máy đời củ) lấy ra chân số 4 và 5.Tên đường nầy có 2 cục thạch Anh Z110 và Z111 xuống mass dùng để chận tần số dưới 40.4MHz và trên 40.9MHz: Chỉ chừa lại tần số từ 40.4>40.9 MHz mà thôi.
Cục Saw nầy bên trong là những cục thạch anh đấu hổn hợp khóa rất chính xác tần số(nó đc thay thế các cuộn dây và bẩy lộc trung tần các máy đời củ).
Độ chính xác cao hơn.
*/ Sau khi wa Saw nầy nó lấy tín hiệu ra chân 4 và 5 đưa vào chân 1,2 con IC101-TDA9811(IC trung tần chung).Tại đây 4 tín hiệu trên đã lọc xong nhưng vẫn còn sóng điều chế của từng phần tín hiệu như H.Sync,V.Sync và Y điều chế AM và Âm thanh điều chế FM.
2/ Phân tích IC101-TDA9811:
*/ Pin24,25 đc nối với cuộn dây L101-E05B(Cuộn dây tách sóng hình) để lấy ra tín hiệu hình tại Pin10.Tại đây nó lấy ra 3 tín hiệu H.Sync,V.Sync và Y.
Đưa vào cực B transitor Q107 (đường CVBS).Tới đây nối tiếp ý trên (VI/Phần trung tần chung IF )
*/ Pin22 đc nối với thạch anh Z103-5.5B dùng để tách sóng FM lấy ra tín hiệu hạ tần Âm thanh tại Pin12.
*/ Pin20 lấy ra tín hiệu âm thanh FM wa C131,132 vào cực B Q108 dùng để điều chế âm thanh FM.
VII/ Phần trung tần Âm thanh:

Tạm thời tới đây thôi.
Cám ơn các bạn đọc bài.
Nếu có gì ko đúng các bạn góp ý trên tinh thần học hỏi và cùng nhau tiến bộ.
Thân chào!
Viết xong ngày12/04/2011
Người viết: La Văn Hoạnh

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác
Tặng cho các bạn rất nhiều lược đồ TiVi và Monitor nè.

Download về lựa ra mà xài nhé!

 

http://www.mediafire.com/?31288nwvcz47l

 

Nhận đệ tử sửa tivi từ xa theo kinh nghiệm hoàn toàn Miển phí!

Xin mời!

 

 

 

 

cảm ơn La hoạnh nhiều lắm,chúng ta cần những người bạn chung tay góp sức ,kiến thức,chia sẻ và hổ trợ cho cộng đồng đặc biệt là anh chị em IT.Tôi mong La Hoạnh có những bài viết chuyên biệt dành cho MONITOR,sơ đồ mạch,phân tích Pan và phương pháp sửa chửa đặc biệt là SAM SUNG và SONY chia sẻ cho anh chị em cùng ngành nghề ,thực tế tài liệu và phương pháp tìm pan monitor rất ít.

 

 

chúc bạn luôn luôn đạt được thắng lợi trong việc kinh doanh và luôn có những bài mới post lên. :P:P:P:P:P

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Tặng cho các bạn cái nầy:

Link download:

http://www.mediafire.com/?yz08cbrw5m4ajug

Hướng dẫn sửa phần nguồn Tivi sử dụng con STRW6654

I/ Phân tích mạch:

1/Tranfor L801có 2 cuộn dây nối tiếp với nguồn AC: Chống điện thế nhiểu công nghiệp do bên ngoài gây ra.

2/ Bộ chỉnh lưu AC ra DC gồm:D802,C824.

Sau khi wa bộ chỉnh lưu AC=220V thành 300VDC.

3/ Điện thế 300VDC vào pin 5 ra pin 8(Tranfor nguồn) Cấp cho cực C con Transitor nguồn(pin 1 con STR).

4/ Điện thế mòi lấy từ D811 wa R817 vào pin 6(STR).

5/ R821,C821,C820,D820 tạo mạch khép kín : triệt tiêu xung nhiểu tranfor nguồn gây ra nhằm bảo vệ Transitor công suất nguồn.

6/ Đường từ pin 1(tranfor) wa R819 nắn ra DC nhờ D816 và tụ C811:Cấp điện thế DC pin 6(STR) làm cho bộ nguồn chạy liên tục lúc bấy giờ đường lấy điện thế mòi ko còn tác dụng.

7/ Khi nguồn có tải con Optron D807 mới làm việc để ổn định điện thế và cường độ cho mạch.

8/ Pin7(STR) nối R814,D814 vào Cực E cây Optron :là mạch dò sai.

9/ Mạch bảo vệ gồm: R809,R835,R811,C814,D824,D805,R807,C808,R806,Diod zener 808(Chú ý con diod nầy thay sai ko đc),D804,R824 và R825.

strw6654.jpg

Uploaded with ImageShack.us

II.Cách Sửa Phần Nguồn:

A.Cách Sửa Chung cho tất cả các loại nguồn:

Mình hướng dẫn cho các bạn các thao tác khi sửa tất cả các bộ nguồn tìm pan nhanh và gọn nhe các bạn!

Mở máy lên đo thẳng tụ lọc nguồn 110V hoặc đo tại chân Playback cấp 110V cho C sò ngang (chổ nầy dể tìm thấy).

Chú ý: Ko đo tại C sò ngang có thể làm hư đồng hồ vì nếu Plaback chạy rồi tại đây nó có xung H.Hold rất cao .

1/ Nếu có 110V: Chứng tỏ bộ nguồn tốt

Ko kiểm tra phần sơ cấp nửa Chỉ kiểm tra phần thứ cấp xem các điện thế khác có ko? Như 12V,5v,24v…

2/ Nếu có Volt nhưng ko đủ 110V:

*/Tháo sò ngang ra(or hút trống 2 chân BC sò ngang):

Đo lại ý trên:

- Đủ 110V: Chứng tỏ nguồn chạy rồi nhưng thiếu Amper(Kiểm tra mạch do sai) hoặc các nguồn tải khác bị chạm(Phía bên thứ cấp tranfor nguồn)

- Ko đủ 110V: các linh kiện làm nhiệm vụ dao động nguồn đã bị biến dạng,thường các tụ hóa bị rỉ ,điện trở tăng trị số.

- Cao hơn 110V (khoảng 150V or 200V là chết sò ngay):Kiểm tra phần thứ cấp lấy nguồn cấp cho con Optron or tranfor dò sai.

3/ Nếu ko có Volt: Chứng tỏ nguồn chưa chạy.

Bạn mở máy rồi tắt máy đo tại tụ lọc nguồn 300V/DC xem coi tụ nầy có nghậm điện thế ko?:

*/ nếu có: Chứng tỏ dao động và công suất nguồn chưa hoạt động gi cả(ko tải) nhớ xả điện: lấy cây nhiếp chập 2 cực tụ điện nó nổ cái chát đó nhe bạn.

*/ Nếu ko: Mở máy có 300V rồi tắt máy xuống từ từ tới 0v có tải nhưng dao động chưa chạy.

Tới đây bạn ko thể đo bằng điện thế nửa phải kiểm tra nguội.

Dùng đồng hồ đo Ohm để thang đo Rx1 kiểm tra tất cả các linh kiện.

Chú ý Quan trọng: kiểm tra xong trước khi gắn điện và mở nguồn bạn để thang đo Rx1 đo tại tụ lọc nguồn 300V ,đo 2 chiều : 1 Chiều lên kim và 1 chiều ko lên kim thì mới mở nguồn.

Trái ý trên phải kiểm tra nguội tiếp.

B. Sửa bộ nguồn loại dao động và công suất nằm chung trong ruột như STR6654,STR6707…:

Khi gặp các loại nầy.Trước khi thay cây mới vào phải kiểm tra nguội tất cả các linh kiện xung quanh,tìm cho ra nguyên nhân hư. Nếu ko coi chừng thay cây mới vào thì chết tiếp.

Nếu tìm mãi mà ko thấy linh kiên nào hư thì phải chấp nhận hy sinh con mới nghĩa là phải gắn đại vô, để khẳng định nó chết phải có linh kiện nào đó biến dạng lúc bấy giờ mới bình tỉnh kiểm tra lại hết toàn bộ.

Chú ý: Trước khi gắn con STR mới vào kiểm tra coi nguồn cấp cho dao động có chưa? Như con STR6654 là chân số 6…

Thông thường loại nguồn nầy chỉ hư phần mạch dò sai thôi.

C.Sửa bộ nguồn loại dao động và công suất nằm rởi như 3842,3843…:

Cái nầy khó nhe các bạn.

3842m.jpg

Uploaded with ImageShack.us

Khi gặp loại nầy thì phải cô lập dao động và công suất ra để sửa từng phần.

1/ Sửa phần dao động trước:

Khi gặp con Ic dao động 3842 bạn chú ý mấy điểm sau:

*/ Pin 3 và 4 tuyệt đối ko đo nóng(nghĩa là khi cấp nguồn) vì 2 chân nầy nhiệm vụ tao dao động cho con IC 3842,khi bạn đo vô tình đã mắc // với điện trở nội của đồng hồ vào mạch làm cho ic chết tức khắc.

Nếu muốn đo Volt phải xử dụng đồng hồ Digital(đồng hồ số).

*/ Đo chân 7 liền coi có Vcc=>có,Đo pin 6 có xung nhịp ko?=>có:Chứng tỏ có dao động.

*/ Đo pin 6 ko có xung nhịp: Chỉ còn cách đo nguội tất cả các linh kiện xung quanh là mau nhất.

Nếu ko tìm ra linh kiện nào hư thì phải tìm cách cô lập từ từ mạch bảo vệ đến khi nào Pin 6 có xung nhịp mới thôi. Con Ic 3842 có rất nhiều mạch để bảo vệ .

*/ Để mình hướng dẩn cho bạn cô lập mạch bảo vệ nhanh nhất:

- Nếu gặp con Optron lấy con điện trở khoảng từ 1k>10k nối tắt ngang cực E và C con optron là xong.

Chú ý:Thông thường muốn nâng áp hoặc hạ áp nguồn ra theo ý muốn thì làm thay đổi ngay con optron nầy sao cho từ con diod cảm biến wa EC nhiều hoặc ít(Diod và cực EC trong ruột con Optron).nghĩa là tổng trở wa cực EC cao Ohm hoăc ít Ohm.

Bằng cách phân cực cây Transitor hoặc con TL431 phía sau cây Optron nầy.

Bạn thấy ko mạch trên muốn lấy ra điện thế theo ý muốn người ta gắn 1 cái biến trở xuống mass để điều chỉnh điện thế hồi tiếp về dao động tại pin 2 . như vậy chân 1 và 2 thường gắn con Optron để điều khiển nguồn.

-nếu nó bảo vệ bằng Transitor từ vi xử lý thì thay đổi trạng thái hiện có.Nghĩa là nếu hiện tại nó 0V thì làm cho nó 5V.

2/ Sửa phần Công suất: Cái nầy dể rồi,bạn chú ý tới điện trở từ cực E xuống Mass. Thường nó khoảng 0 phẩy mấy Ohm,chổ nầy bạn thay sai trị số thì mất tác dụng bảo vệ .

D.Sửa bộ nguồn ATX:

Các bạn thử phân tích bộ nguồn ATX thông dụng nầy nhé! :( mạch nầy rất phức tạp)

atxm.jpg

Uploaded with ImageShack.us

Mình chia bộ nguồn nầy ra làm 6 phần:

I. Nguồn cấp trước:

Nhiệm vụ tạo ra 5V/DC để cấp IC LM393 kích nguồn và 12V/DC cấp cho dao động(TL494)

atxm.jpg

Uploaded with ImageShack.us

Nguồn cấp trước nằm ở vùng T6 đó bạn thấy chưa,bao gồm các linh kiện:

1/ Tranfor T6 có 7 mối:

*/ 2 mối bên sơ cấp lấy 300V cấp cho cực C(Q12).

*/ 2 mối còn lại lấy điện thế hồi tiếp cấp cho cực B(Q12).

*/ 3 mối thứ cấp:

- 1 xuống mass.

- 1 wa diod D30 ra 12V cấp cho con IC dao động IC1 (TL494).

- 1 wa D28 ra DC(trên 5VDC ?vì ko có ghi điện thế ra) tới con 78L05 lấy ra 5V/DC cấp cho IC2 LM393 dùng để mở nguồn.

2/ Transitor Q12 có các mạch:

*/ D31,R58,C32 :D ùng bảo vệ cây Transitor Q12 chống những xung tự kích do tranfor gây ra.

3 món nầy mất phẩm chất là hư Q12 liền tức khắc.

*/R55,R56 là điện trở mòi cấp trước cho TRQ12 chạy nhưng nó còn làm nhiệm vụ lấy điện thế dương phân cực cho Q12 luôn.(Chú ý 2 điện trở nầy thường hư lắm).

*/ D28,C3,C19,R57 và Zener ZD2 lấy điện thế âm hồi tiếp về B cây TR Q12.

Mạch nầy nhờ con Zener 9V để ổn định nguồn cấp trước.

II.Con IC LM393(IC2 LM393) nhiệm vụ làm công tắt(swith):

Bạn thấy chữ PS-ON ko?(0V =>Run,5V=>Stop).

Như vậy tại đây nối ra dây xanh Socket gắn vào Mainboard để làm nhiệm vụ tắt mở nguồn.(Đo tại đây có từ 3 đến 5v chứng tỏ nguồn cấp trước đã chạy).

Khi chập dây xanh và dây đen(mass) với nhau nghĩa là mở nguồn.

lm393.jpg

Uploaded with ImageShack.us

Lúc bấy giờ lệnh vào Pin 6 con IC LM393 lấy ra 5V tại Pin 8 cấp cho Q5 (bảo vệ) và Pin 13(14,15)con IC TL494(mở cho con dao động chạy).

Khi dao động chạy ổn định nó đưa lệnh ra tại Pin 2(TL494) về chân số 5 và số 2 con(LM393) báo cho con nầy biết là dao động đã ổn định lúc bấy giờ con LM393 xuất ra 5V tại chân 1 đưa ra dây màu xám(màu gì wen rồi?)(Thấy chữ Power Good ko?) tới socket gắn mainboard.

Khi mainboard nhận đc lệnh 5v nầy thì ra lệnh cho dây màu xanh(PS-ON) giử 0v .Làm cho nguồn chạy hoài.

Chú ý: Nếu có sự cố nào xảy ra thì tại Pin 1 con LM393 ko đủ 5V ra lệnh cho mainboard cúp nguồn.

III. Mạch bảo vệ quá tải:

Bạn thấy chữ Overvoltage circuit dịch là quá áp,Như vậy vùng nầy là mạch bảo vệ.

 

Mạch nầy nó xử dụng 4 cây Transitor:Q1,Q6,Q7 và Q10.

Cái nầy wa phức tạp mình ko phân tích nổi.

Chúng ta cần chú ý thực tế thôi.

Khi hư vùng nầy phải thay các linh kiện thật chính xác,nếu ko thì mạch bảo vệ ko còn tác dụng nửa.

IV.Con IC TL494:

Con nầy làm nhiệm vụ tạo dao động cho mạch chính của bộ nguồn.

Tạo xung dao động đưa ra Pin 8 và Pin11 cấp cho cực B 2 transitor Q3 và Q4 ,nhờ tranfor T2 cảm ứng wa 2 cuộn dây đưa vào cực B 2 Transitor công suất chính.(Q1 và Q2). Làm cho toàn bộ mạch hoạt động.

linh kiện D,R25,R26,R20 và R21 là mạch hồi tiếp(dò sai)

 

Chân 12 là Vcc phải có điện thế 12V/DC trước.

 

V.Mạch công suất chính:

Bạn để ý kỷ nó giống hệt mạch công suất Amply đấu theo kiểu EC chung.

1/ Khi bạn gặp mạch nầy tuyệt đối 2 cây công suất phải giống nhau.(Nếu xài cây thuận và cây nghịch thì 2 cây nầy phải có đặc tính giống nhau(dalinton)).

2/ Điện thế nguồn cấp phải chia đều cho 2 con công suất.

Đây cũng là ý chính khi bạn đánh Pan:

 

 

 

*/Nếu điện thế nầy ko cân, mạch vẫn chạy nhưng thiếu cường độ và chạy ko bền.

*/ Tụ khô hoặc 2 cây Điện trở R2,R3 mất phẩm chất cũng làm cho 2 Tranitor công suất chết.

*/ Khi sửa mình chỉ đo điện thế tại 2 cực của 2 tụ điện nếu =150V thì mới đóng 2 sò công suất vào.Đo tiếp CE của 2 Transitor cũng =150V lúc bấy giờ mới kích nguồn.

Số Volt nầy ko cân là chết nguồn mệt xỉu nhe bạn.

VI.Phần thứ cấp:

Tranfor bên thứ cấp có 5 mối:Cái nầy dể rồi.

*/Giữa xuống mass.

*/ 2 mối bìa:

-wa D18 nắn ra 12V+(loại diod giống còng công suất 3 chân).

- Wa D nắn ra 12V-

*/ 2 mối bên trong cũng giống như trên lấy ra 5V+và 5V-.

Ngoài ra bên thứ cấp có mạch Regu 3,3V+ xử dụng con TL431 và Q13.

Khi đứng trước bộ nguồn ATX thì phải làm sao?Kiểm tra và sửa nhanh nhất:

A/Các pan thông dụng:

1/ Mở máy đo dây xanh coi có 5V(nguồn cấp trước) ko?:

Nếu có 5V/DC:

Bạn chập dây xanh và dây đen(mass) để kích mở nguồn:

*/ Thấy Quạt quay xem như nguồn đã chạy nhưng chỉ còn trường hợp thiếu Amper thôi.

Lấy cây điện trở khoảng vài chục Ohm/10W cập // với đủa đo.

Để thang đo 50V/DC đo nguồn ra 12V và 5V.

-Nếu giảm dưới 0,5% thì chấp nhận đc.

Trái ý trên ,có khả năng nguồn thiếu Amper.

Do sai lệch điện áp dò sai, từ 5/12/-12 (tùy nguồn) đưa về IC dao động bị sai số

Các đối tượng cần kiểm tra khi nguồn sụt áp:

- Công suất (chỉ sụt khi có tải)

- Tụ lọc (khô, dò)

- Tần số, độ rộng của xung điều khiển. Nguồn PC dùng điều chế PWM.

- Tải : Nặng tải cũng gây sụt áp.

Nếu ko 5V/DC:

*/ Kiểm tra coi có nguồn 300V chưa và đo 2 dầu tụ lọc nguồn của 2 tụ xem coi có điện thế cân chưa?.mỗi bên 150V/DC.

*/ Để thang đo Rx1:Đo thử Transitor công suất có hư ko?.

thay bằng E13007

fet có 2n60, tranistor có 13003,13005, c5027

*/ Tháo 1 chân điện trở mồi (R55,R56):Để thang đo Rx1k,đo 2 điện trỏ nầy liền.Đến đây nếu tốt hết.

Bạn phải kiểm tra nguội đo toàn bộ các linh kiện xung quanh vùng nầy.

2/ Kích nguồn quạt quay chút rồi tắt:

Chứng tỏ công suất nguồn chính và dao động chính đã chạy.

Như vậy chỉ còn mạch dò sai,bảo vệ và các phụ tải nguồn ra.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác
Chào các bạn!

Cám ơn các bạn đã quan tâm chủ đề của mình.

Mình đã nhận đc nhiều nick Chat,hy vọng có thể giúp đc các bạn nhiều.

Mình đã cố gắng viết gọn,dể hiểu và tương đối đầy đủ nhưng muốn hiểu hết ý của mình bạn đã có thời gian làm thợ hoặc bạn phải biết tối thiểu khoanh vùng từng phần cấu trúc cái Tivi.

Mình ít có trả lời trên diển đàn vì ko thể diển tả hết ý .

Bạn có thể chat với mình wa nick chat: [email protected] .

Mình có thể giúp bạn hình thức sửa máy trực tiếp từ xa.

Để giúp cho bạn hiệu quả hơn bạn nên có Webcam,khi chat với mình phải có máy tại chổ chuẩn bị đồ nghề đầy đủ.

Thôi có mấy ý cùng bạn! Hân hạnh đoán tiếp Nick các bạn.

Chào thân ái và cùng nhau tiến bộ.

 

Chân thành cám ơn Chú đã bỏ công sức ra để cho những người đi sau nối tiếp

 

QuyNiken

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

XIN CHÀO BÁC HOẠNH , CHÀO TẤT CẢ A/E LÀ DÂN ĐIỆN TỬ : EM VÀO NGHỀ MUỘN HƠN CÁC BÁC , NĂM 1994 BẮT ĐẦU THEO HỌC . LÚC ĐÓ ĐIỀU KIỆN CÒN KHÓ KHĂN LẮM NÊN HỌC LÝ THUYẾT CHẲNG ĐƯỢC BAO NHIÊU . CHỈ VÌ YÊU NGHỀ LÊN PHẢI CẮP CHÁP THEO HẦU KHÔNG CÔNG CHO CÁC QUAN ANH MẤT KHÁ NHIỀU THỜI GIAN . LÝ THUYẾT CHỦ YẾU LÀ TỰ ĐỌC SÁCH MÀ RA ,TRƯỚC ĐỌC CỦA ÔNG VƯƠNG KHÁNH HƯNG , SAU ÔNG HƯNG KHÔNG RA SÁCH NỮA , E LẠI CHUYỂN SANG ĐỌC CỦA ÔNG PHẠM ĐÌNH BẢO KHÔNG CÓ TIỀN LÊN CHỈ DÁM MUA SÁCH SÁCH PHÔ TÔ THÔI . HỌC NHƯ VẬY KHỐ KHĂN LẮM . NHƯNG ĐƯỢC CÁI E DAO DU RẤT RỘNG VỚI CÁC A/E LÀM NGHỀ , CHỖ NÀO KHÔNG HIỀU THÌ HỎI , CỘNG VỚI ĐƯỢC VA CHẠM THỰC TẾ VỚI HẦU HẾT CÁC DÒNG MÁY TRÊN THỊ TRƯỜNG LÚC BẤY GIỜ , LÊN E ĐẬP LẬP NGHỀ CŨNG NHANH .

 

E tâm sự vậy là để muốn chia sẻ với những A/E mới vào nghề biết được cái sự khó khăn , vất vả của cái nghề nó như thế nào !!!!!!!!!!!!!!!!! hì

 

CÒN BÂY GIỜ EM MUỐN DÓNG GÓP 1 SỐ Ý KIẾN ĐỂ SỬA NHỮNG TV ĐỜI CAO NHƯ THẾ NÀY ( THIẾU SÓT CHỖ NÀO , THÌ A/E BỔ SUNG THÊM NHÉ )

1 tổng quat chung về sự khác biệt giữa TV đời thấp và TV đời cao

a : với những máy từ những năm 1990trở về trước , thuộc thế hệ ANALOG(tương tự hay liên tục cũng vậy )thì tất cả những xử lý chức năng điều chỉnh , hoàn toàn là = điện áp , và để thay đổi cực tính 1 chức năng nào đó đều phải dùng những khóa điện tử = transitor hoặc 1 tổ hơp ic dạng nhỏ , để thay đổi 1 D/A từ thấp đến cao , cho tương ứng với chức năng đó .với loại máy này, thì ở mỗi khu vực sẽ có 1 hoặc 2 ic đảm nhiệm từng nhiệm vụ riêng , và chúng hoạt động theo kiểu dây chuyền ( loại máy này nhiều bệnh vặt , sửa chữa đau đầu )

b :từ những năm 2002 về sau ,công nghệ số (DIGITAL - XỬ LÝ THÔNG TIN Ở DẠNG RỜI DẠC , HAY ĐỨT ĐOẠN )bắt đầu xuất hiện trong tv : SERVICE ,bắt đầu xuất hiện từ đây .tất cả những chức năng điều chỉnh đều được thực hiện = xung ( DẠNG XUNG SỐ ) . từ đây khó khăn chồng chất đè lên đầu A/E thợ chúng ta , vì hầu hết chúng ta chỉ trang bi cho mình 1 ĐHVN dạng cơ , nên việc đo dạc các xung này rất khó khăn . người ta bắt đầu sử dụng những loại ic được tích hợp rất nhiều chức năng bên trong ( chúng ta vẫn quen gọi là ic tổng ) , nên cấu trúc máy gọn nhẹ hơn , nhưng sửa chữa tốn kém hơn về chi phí .

 

2 / MÌNH XIN PHÂN TÍCH QUA VỀ DÒNG MÁY ĐỜI CAO BÂY GIỜ ĐANG SỬ DỤNG NHIỀU TRÊN THỊ TRƯỜNG :

/ VỀ PHẦN NGUỒN : cơ bản giống như những đời máy thế hệ trước , lên mình không nói thêm .

/ về ic ; 1 là ic vxl con này có thể nằm đập lập , hoặc được tích hợp luôn trong ic tổng

2, là ic nhớ ( MEMORY ), tất cả những chức năng điều chỉnh trước khi xuất xưởng và sau khi sử dụng , được cất giữ trong ic này . con này đóng 1 vai trò khá quan trọng trong máy ,và có thể gọ nó là 1 ic chương trình cũng được . và cũng khoảng 30%các pan là do con này gây ra .chính vì thế lên tôi khuyên các A/E hãy trang bị cho mình 1 bộ nap chương trình , dành riêng cho ic nhớ và 1 máy vi tính , mỗi khi nhận sửa 1 máy nào đó , ta có thể chép lại chương trình nhớ từ con máy đó ra , và có thể sử dụng lại cho những lần sau .

3, là 1 ic có quy mô rất lớn xử lý rất nhiều chức năng như :trung tần hình ,tiếng ,chói , màu ,đồng bộ ,dao động dọc ,ngang chuyển mạch tv /av và còn nhiều chức năng khác nữa ( các bạn tự tìm hiểu thêm nhé ) con này thường được gọi là ic tổng

* cả 3 ic này hoạt động gắn kết với nhau rất chặt thông qua 2 đường xung ,1 là SDATA -serial data:dữ liệu nối tiếp vào và ra. xung này có chức năng là theo dõi hoạt động từ VXL tới các thành phần khác trong máy đang làm việc như thế nào ,để VXL xuất ra 1 lệnh tương ứng :2 là SCLK -serial clock :xung nhip nối tiếp -(xung chốt ) ( 2 xung này là do VXL tạo ra ),tất cả những tham số để thay đổi 1 chức năng nào đó trong máy ,VD như điều chinh sáng tối , tương phản maù , âm thanh v v,,,,,, tất cả đều được gửi qua đường xung này (MÌNH ĐANG BẬN, MÌNH SẼ CỐ GẮNG VIẾT THẬT HOÀN CHỈNH ĐỀ TÀI NÀY )

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác
XIN CHÀO BÁC HOẠNH , CHÀO TẤT CẢ A/E LÀ DÂN ĐIỆN TỬ : EM VÀO NGHỀ MUỘN HƠN CÁC BÁC , NĂM 1994 BẮT ĐẦU THEO HỌC . LÚC ĐÓ ĐIỀU KIỆN CÒN KHÓ KHĂN LẮM NÊN HỌC LÝ THUYẾT CHẲNG ĐƯỢC BAO NHIÊU . CHỈ VÌ YÊU NGHỀ LÊN PHẢI CẮP CHÁP THEO HẦU KHÔNG CÔNG CHO CÁC QUAN ANH MẤT KHÁ NHIỀU THỜI GIAN . LÝ THUYẾT CHỦ YẾU LÀ TỰ ĐỌC SÁCH MÀ RA ,TRƯỚC ĐỌC CỦA ÔNG VƯƠNG KHÁNH HƯNG , SAU ÔNG HƯNG KHÔNG RA SÁCH NỮA , E LẠI CHUYỂN SANG ĐỌC CỦA ÔNG PHẠM ĐÌNH BẢO KHÔNG CÓ TIỀN LÊN CHỈ DÁM MUA SÁCH SÁCH PHÔ TÔ THÔI . HỌC NHƯ VẬY KHỐ KHĂN LẮM . NHƯNG ĐƯỢC CÁI E DAO DU RẤT RỘNG VỚI CÁC A/E LÀM NGHỀ , CHỖ NÀO KHÔNG HIỀU THÌ HỎI , CỘNG VỚI ĐƯỢC VA CHẠM THỰC TẾ VỚI HẦU HẾT CÁC DÒNG MÁY TRÊN THỊ TRƯỜNG LÚC BẤY GIỜ , LÊN E ĐẬP LẬP NGHỀ CŨNG NHANH .

 

E tâm sự vậy là để muốn chia sẻ với những A/E mới vào nghề biết được cái sự khó khăn , vất vả của cái nghề nó như thế nào !!!!!!!!!!!!!!!!! hì

 

CÒN BÂY GIỜ EM MUỐN DÓNG GÓP 1 SỐ Ý KIẾN ĐỂ SỬA NHỮNG TV ĐỜI CAO NHƯ THẾ NÀY ( THIẾU SÓT CHỖ NÀO , THÌ A/E BỔ SUNG THÊM NHÉ )

1 tổng quat chung về sự khác biệt giữa TV đời thấp và TV đời cao

a : với những máy từ những năm 1990trở về trước , thuộc thế hệ ANALOG(tương tự hay liên tục cũng vậy )thì tất cả những xử lý chức năng điều chỉnh , hoàn toàn là = điện áp , và để thay đổi cực tính 1 chức năng nào đó đều phải dùng những khóa điện tử = transitor hoặc 1 tổ hơp ic dạng nhỏ , để thay đổi 1 D/A từ thấp đến cao , cho tương ứng với chức năng đó .với loại máy này, thì ở mỗi khu vực sẽ có 1 hoặc 2 ic đảm nhiệm từng nhiệm vụ riêng , và chúng hoạt động theo kiểu dây chuyền ( loại máy này nhiều bệnh vặt , sửa chữa đau đầu )

b :từ những năm 2002 về sau ,công nghệ số (DIGITAL - XỬ LÝ THÔNG TIN Ở DẠNG RỜI DẠC , HAY ĐỨT ĐOẠN )bắt đầu xuất hiện trong tv : SERVICE ,bắt đầu xuất hiện từ đây .tất cả những chức năng điều chỉnh đều được thực hiện = xung ( DẠNG XUNG SỐ ) . từ đây khó khăn chồng chất đè lên đầu A/E thợ chúng ta , vì hầu hết chúng ta chỉ trang bi cho mình 1 ĐHVN dạng cơ , nên việc đo dạc các xung này rất khó khăn . người ta bắt đầu sử dụng những loại ic được tích hợp rất nhiều chức năng bên trong ( chúng ta vẫn quen gọi là ic tổng ) , nên cấu trúc máy gọn nhẹ hơn , nhưng sửa chữa tốn kém hơn về chi phí .

 

2 / MÌNH XIN PHÂN TÍCH QUA VỀ DÒNG MÁY ĐỜI CAO BÂY GIỜ ĐANG SỬ DỤNG NHIỀU TRÊN THỊ TRƯỜNG :

/ VỀ PHẦN NGUỒN : cơ bản giống như những đời máy thế hệ trước , lên mình không nói thêm .

/ về ic ; 1 là ic vxl con này có thể nằm đập lập , hoặc được tích hợp luôn trong ic tổng

2, là ic nhớ ( MEMORY ), tất cả những chức năng điều chỉnh trước khi xuất xưởng và sau khi sử dụng , được cất giữ trong ic này . con này đóng 1 vai trò khá quan trọng trong máy ,và có thể gọ nó là 1 ic chương trình cũng được . và cũng khoảng 30%các pan là do con này gây ra .chính vì thế lên tôi khuyên các A/E hãy trang bị cho mình 1 bộ nap chương trình , dành riêng cho ic nhớ và 1 máy vi tính , mỗi khi nhận sửa 1 máy nào đó , ta có thể chép lại chương trình nhớ từ con máy đó ra , và có thể sử dụng lại cho những lần sau .

3, là 1 ic có quy mô rất lớn xử lý rất nhiều chức năng như :trung tần hình ,tiếng ,chói , màu ,đồng bộ ,dao động dọc ,ngang chuyển mạch tv /av và còn nhiều chức năng khác nữa ( các bạn tự tìm hiểu thêm nhé ) con này thường được gọi là ic tổng

* cả 3 ic này hoạt động gắn kết với nhau rất chặt thông qua 2 đường xung ,1 là SDATA -serial data:dữ liệu nối tiếp vào và ra. xung này có chức năng là theo dõi hoạt động từ VXL tới các thành phần khác trong máy đang làm việc như thế nào ,để VXL xuất ra 1 lệnh tương ứng :2 là SCLK -serial clock :xung nhip nối tiếp -(xung chốt ) ( 2 xung này là do VXL tạo ra ),tất cả những tham số để thay đổi 1 chức năng nào đó trong máy ,VD như điều chinh sáng tối , tương phản maù , âm thanh v v,,,,,, tất cả đều được gửi qua đường xung này

Cám ơn bạn đã tiếp sức chủ đề nầy!

Bạn có thể viết cụ thể cách đánh pan theo ý bạn,từng phần thì hây biết mấy.

hoặc điển hình 1 model nào đó để cho các anh em hoc hỏi nâng cao nghề nghiệp.

Minh rất trân trọng tinh thần đóng góp của bạn.

 

 

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

cám ơn bạn dientulahoanh bài viết này rất bổ ích, bạn cho hỏi nhe mình muốn đưa hình CRT của máy vi tính gắn vào mạch ti vi TQ để xem ti vi, nhưng không biết cách đấu doc, các bạn nào có thể hướng dẫn (dạy cũng được) giúp mình được không? [email protected]

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

bài viết của chú thật hay và ý nghĩa. ngày trước muốn tìm hiểu kiến thức, ngày nào cháu cũng ở trong thư viện tìm sách sửa TV. năm 2000 thông tin không được như bây giờ chú ha. đọc những dòng chữ của chú hay vô cùng. bí quyết cả đời làm thợ. không phải ai cũng chia xẽ được như chú. cảm ơn chú nhiều. chúc chú và gia đình có cuộc sống tốt

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Cảm ơn chú Hoạnh vì những bài viết!

Trong phần nguồn ATX cháu xin bổ sung thêm như sau:

- Mạch Overvoltage Circuit là mạch bảo vệ quá áp chứ không phải là bảo vệ quá tải như chú trình bày

- Mạch này bảo vệ quá áp thông qua Q5 và Q6 và 1 số linh kiện khác

- Ví dụ: khi điện áp tại các điểm điện áp ra tăng cao sẽ tác động vào cực B của Q6 (C945) làm cho con đèn này dẫn -> Q5 (A733) dẫn theo. Lúc này điện áp 5v tại chân 13, 14, 15 của IC TL494 có sẽ đi qua đèn Q5 rồi qua D11 sau đó đi tiếp vào chân 4 của IC TL494 làm chân này có khoảng 5V tức là chân 4 của IC > 0,6V. Lúc này IC sẽ cắt dao động ra tại 2 chân 8 và 11 -> nguồn ngưng hoạt động.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

chu hoanh oi cho chau hoi pan nay voi chau co 1 cai ti vi JVC ban dau chet tro 150 om chen duong hoi tiep ve sua mao tuyen tinh IC tong chau thay thi van thay 1 vach sang va giat do dien ap thi giat ko on dinh kiem cha cac tu nguon chen duong nay thi deu on ko sao chau be tac qua ko biet kiem tra gi nua ca chu ak chu chi giao chau pan nay voi

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

mọi người giái thích giùm mình tí:

1\ Muốn biết nguồn có thiếu Amper ko bạn lấy bóng đèn tròn 60W or 100W thử là biết liền

            Cái này thử như thế nào vậy?

2\ Bạn đo 2 mối thứ cấp của Tranfor Driver

            Cái này có phải là cuộn kích dòng hay không vậy?

3\Tìm Chân out của IC dao động và đo thử coi có khoảng 0,5VAC ko?
Khi đo VAC nhớ cô lập DC or bạn nối tiếp thêm tụ Pi để cô lập DC.

            Cô lập DC ỏ thêm tụ pi như thế nào vậy?

4\Một tay dùng đồng hồ đo Volt AC đo tại chân tim đèn còn một tay mở công tắc nguồn thấy kim vọt lên khoảng 4 tới 6 Volt thì Ok cho nó chạy tiếp.

            Chân tim đèn này nằm ở đâu? Và đo như thế nào vậy?

5\Cô lập Yoke thử lại lần nửa coi có Volt AC tại tim đèn chưa, nhớ nhấp thử thôi để lâu coi chừng cháy chất phát quang ngay trung tâm đèn hình nhe ban!

            Yoke là cuộn dây đồng quấn quanh dưới cổ đèn hình phải ko,còn gọi là lái tia phải ko? Cô lập là rút jac cắm của nó ở trên bo phải ko ?

6\Có thể bạn gặp trường hợp tim đèn và katod chạm:
*/Nếu chạm nhẹ bạn dùng đ/t 12VDC>24VDC chít vào 2 cực Katod và Tim đèn để đốt cháy chất dơ.

            Có sơ đồ hoặc hình ảnh gì minh họa không vậy?

7\Nếu katod và tim chạm nặng đừng lo mình giúp cho cách độ lại:
Bạn cô lập tim đèn ra ko cho dính max và bỏ đ/t đốt tim của máy. Tự tạo ra 1 đ/t đốt tim mới bằng cách lấy dây đồng quấn khoảng 3 vòng tại cục Flyback ra khoảng 6VAC rồi cấp cho tim đèn.

            Quấn và hàn vào  chỗ nào thì được?

8\IC Amply Video nằm ở bo đuôi đèn hay ở đâu vậy?

9\Bạn nhìn thang dảy tần khi rà đài nằm trong khoàng tần số của đài Tiền Giang(Cái nầy nằm vi trí ko đúng thì coi chừng bắt ko đủ đài)
-Bạn nối tắt cuộn AFT lại.
-Xong bạn chỉnh cuộn IF và Det IF cho hình vả tiếng tốt nhất.
-Bỏ mối hàn cuộn AFT ra nếu nó sai tần số bạn chỉnh cuộn AFT lại.

Nối tắt ntn vậy, để nguồn nối hay tắt nguồn đi vậy

9\Mình cắt mạch từ B+tại tụ lọc nguồn 300VDC nối với cực C Tr công suất nguồn gắn thêm 1 con Diod nối tiếp Từ B+ đến 1 mối tranfor nguồn đến cực C. Kết quả chạy ổn định.(Ok 100%)

            Cái này nói rõ hơn được không vậy?

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Chào chú Hoạnh và cả nhà. Có lẽ chú cũng khoảng độ tuổi Bố cháu và bố cháu cũng làm nghề này từ năm 1973. Nhưng quả thực cháu rất khâm phục tâm huyết của chú. Cháu cũng theo nghề như Bố và tình cờ cháu vào topic này thấy bài viết của chú rất xúc tích và tương đối đầy đủ. Chúc Chú luôn mạnh khỏe và tiếp tục chỉ điểm cho lớp trẻ học hỏi.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Hanel 21' nhà con. Sài bình thường. Giờ hơi tối m.hình chút. Con vặn focus và bright trên flyback. Sáng lên, tăng focus cho nó trong rỏ... là tắt luôn m.hình. về stanby. Remote mở lên thì m.hình lên b.thường. con thấy phóng điện lên board mạch đui đèn( chổ dây duới fb lên vĩ đui đèn) hình. Rùi tắt, stanby nữa. Giảm focus, chạy b.thg. nhưng mờ. Pan đó s chữa mấy chú.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Tạo tài khoản hoặc đăng nhập để trả lời

You need to be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Hãy đăng ký làm thành viên nào, rất dễ dàng thôi !

Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Already have an account? Sign in here.

Sign In Now