Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content since 11/05/2023 in all areas

  1. 1 point
    Mình có cái laptop HP EliteBook 2530p, không hiểu sao cái đèn soi bàn phím trên cùng màn hình gần Webcam nó không phát sáng. Không biết lỗi này do phần cứng hay driver hay một lý do nào khác ạ. Mong các Pro nào có kinh nghiệm chỉ giúp. em đã lên trang HP cài đúng driver cho máy này, nào là hotkey, tùm lum hết sao thấy đèn vẫn ko hoạt động (đáng lẽ ra nó phải sáng như hình dưới), nhưng bật lên nó ko sáng gì hết.......(hình)
  2. 1 point
    hp 8460p 6050A2398501-MB-A02 chạy vga amd roi bác nào có cho em xin với
  3. 1 point
    ipodnano16g

    Xin Bios ASUS H81M-K

    bios backup ngon boot nhanh cho ai cần . h81mk 1.01.BIN
  4. 1 point
    không ai giúp mình hết vậy các bác.... Tag: laptop cu
  5. 1 point
    minhluan.pham

    Nguồn ATX bi sụt áp

    B1/ Đối với những bệnh sụt áp của nguồn TQ sửa khá đơn giản. Trước hết quan sát tụ xem 2 con tụ chính, to, bự có bị phồng đít hay ko. Nếu có thì thay ko có thì ĐỪNG ĐỤNG VÀO. Kế tiếp quan sát tiếp đám tụ lọc ngõ ra gần nùi dây bự nếu phù đít thì thay ko phù thì ĐỪNG ĐỤNG VÀO. B2/ Dùng điện trở tải, cực chuẩn là 2 con điện trở sứ 10 ôm công suất 20W/con mắc song song sẽ được một tải 40W/5ôm dùng để test lần lượt 3 dây vàng, đỏ, cam. Các dây khác màu CẤM KO ĐỤNG VÀO. Sụt áp lúc này sẽ xảy ra những trường hợp sau: a/ Sụt đều toàn bộ ở 3 màu dây b/ Sụt 2 dây đỏ và vàng, cam ko sụt c/ Sụt mỗi thằng cam Như đã nói sụt áp chỉ tính khi tụt dưới 5% ví dụ 12v còn dưới 11.5v gọi là sụt, 5v còn dưới 4.75v gọi là sụt (5v cấp dòng cho khác nhiều thiết bị), 3.3v còn dưới 3.15v gọi là sụt. B3/ Cách xử lí các tình trạng sụt như trên: a/ Kiểm tra 3 đường hồi tiếp từ 3 màu dây về chân số 1 của 494 hoặc 7500 còn những IC khác do lâu ngày quá nên quên mất chân số mấy rùi. Ví dụ con SG6105 chân 16 hay 17 gì đó, chỉ nhớ con điện trở nó là 100k hay 220k gì đó. 3 đường hồi tiếp đó sẽ có 3 con điện trở, thay 3 con trở này bằng giá trị cao hơn ví dụ 2.7k thì thay bằng 3.3k hay 27k thay bằng 33k chẳng hạn. Kết quả sau khi thay sẽ có được điện áp vàng là 13v, đỏ là 5.3 hoặc 5.5v cam là 3.4v hoặc 3.5v. Sau khi vào tải nó sẽ sụt lại vừa đủ. b/ Xử lí như a nhưng hãy chú ý do mạch nguồn này 3.3v ko lấy trực tiếp từ biến áp chính mà đi qua một con FET kênh liên tục, hạ từ 5v dây đỏ xuống thành 3.3v. Do đó mạch 3.3v này có một số linh kiện tự động điều chỉnh điện áp qua con A733 và con TL431 nên nó sẽ khó bị sụt áp. Nếu bị sụt vui lòng xem cách xử lí c c/ Vẽ lại mạch cấp nguồn cho đường 3.3v bắt đầu từ con diode xung (schootky, 3 chân) của nguồn 5v qua sò thuận A733 và đèn sửa sai TL431 khi đó ta sẽ phát hiện được 1 con R làm nhiệm vụ điều chỉnh tăng giảm điện áp cho mạch 3.3v này. Do lâu ngày quá nên ko nhớ chính xác nên ko thể hướng dẫn chi tiết cho quí vị được. Vì vậy nên tại hạ chỉ có thể chỉ cho quí vị phương án chứ ko chỉ cho quí vị kết quả được. Tóm lại chỗ này là PHẢI VẼ MẠCH VÀ SUY LUÂN KO THỂ THAY BỪA. Kết luận: Nếu ai đó nói rằng sụt áp mà đi thay 2 con tụ chính, 2 con đèn công suất chính, IC dao động, 2 đèn đảo pha và đám diode xung 3 chân, bầy tụ lọc nguồn ra... thì tại hạ chắc chắn người đó chưa đi sâu vào sửa nguồn TQ. Nếu mua hết từng đó linh kiện thì giá thành hơn 40k trong khi đó sửa nguồn TQ bây giờ 30k là hết cỡ. Bên cạnh đó mua hết linh kiện thay vào hơn 80% là ko có kết quả nguyên nhân do nguồn chạy lâu ngày thì tụ, trở liên quan đến việc tạo dao động, dẫn tín hiệu xung đã yếu rồi. Do đó có thay mới mấy thằng kia cũng ko có kết quả. Phương án sửa của tại hạ là khai thác chúng nó đến hơi thở cuối cùng là bỏ. Lâu lâu vô gặp mấy anh em vọc sĩ nên ngứa nghề viết vài chữ chơi. Dạo này lười quá nên tại hạ ít hoạt động. Chúc anh em sửa nguồn ngày một tiến bộ