Sign in to follow this  
lqv77

Tài liệu sửa chữa mainboard: Bài về BIOS

Recommended Posts

Bios là gì?

Xem thêm ở đây:

http://vi.wikipedia.org/wiki/BIOS

lqv77 cũng có bài ngắn ngắn về bios ở đây:

http://kythuatphancung.com/2009/03/25/mainboard-bios-rom-cac-loi-thuong-gap-va-cach-xu-ly/

Trong khuông khổ bài viết này, lqv77 muốn đề cập đến BIOS liên quan đến việc sửa chữa mainboard PC.

Vậy khi nào thì nghĩ đến BIOS khi sửa main ???

Đối với mainboard PC, BIOS lỗi vẫn kích được nguồn. Điều này khác với laptop, ở laptop bios lỗi có thể không kích được nguồn hoặc bios laptop lỗi có thể gây "có nguồn không hình" hoặc "không sạc" hay "không..." đủ thứ. Để khi nào viết bài về BIOS laptop sẽ bàn rộng ra thêm.

Khi mainboard kích được nguồn (kích vô nút Power, nguồn ATX chạy) ta tiến hành đo kiểm tra các mức áp quan trọng như:

- Nguồn CPU (VRM, Vcore)
- Nguồn RAM
- Nguồn chipset
- các nguồn phụ khác (nếu có)

Khi các mức nguồn đều OK, nếu xung Reset, xung Clock cũng OK, CPU sẽ tiến hành đọc và nạp BIOS vào bộ nhớ. Điều này rất quan trọng đối với việc sửa mainboard. Vấn đề là CPU phải chạy trước. Nếu CPU không support (do gắng CPU quá cao hoặc quá thấp dẫn đến mainboard không support) thì CPU dĩ nhiên không chạy.

Một lỗi nữa khiến CPU không chạy là "mainboard kén CPU" do mạch VRM chạy không còn chuẩn nữa. Giải thích cái này cũng dài dòng và lqv77 sẽ trình bày ở bài viết khác. Nói chung là "CPU phải chạy" rồi mới tính tiếp. Nói chung là nên thay thử 1-2 hoặc nhiều con CPU trước để chắc rằng, CPU phải chạy trước.

Sau khi CPU đọc và nạp BIOS vào bộ nhớ, 1 đoạn chương trình đầu tiên của BIOS là POST (Power On Self Test) sẽ được thực thi. Ý là đọc và nạp BIOS vào bộ nhớ xong thì tiến hành POST. Để xem quá trình POST này ta dùng POST card (chính là card test mainboard mà lqv77 tui gọi và từ này xuất hiện rất nhiều trên Internet mặc dù sai chính tả tiếng Anh phải gọi là Mainboard Test Card thì đúng hơn). Nếu quá trình POST diễn ra thì Post Card sẽ nhảy code... code sẽ thay đổi tùy theo hãng sản xuất mainboard (chính xác hơn là theo Hãng viết code BIOS, như AMI, Award...) Nói chung là "POST Card phải nhảy code".

Vấn đề then chốt khi sửa mainboard ở đây là "có nhảy code hay không" chứ không phải "code đó là lỗi gì" như nhiều bạn cứ hỏi "anh ơi POST card báo code đó là code gì" liền bị lqv77 tui "chửi cho tắt bếp" xin lỗi vì thực sự rất bực mình khi phải trả lời nhiều lần cho câu hỏi này và thực sự không biết trả lời sao cho chính xác mà không phải tốn nhiều thời gian.

Đặt lại vấn đề POST Card "có nhảy code hay không" mới là quan trọng.

* Không nhảy code: CPU chưa chạy hoặc lỗi BIOS. <-- Một số POST Card hiện lỗi = chữ hoặc LCD cũng báo như vậy. Nhưng đa số cũng chỉ báo "CPU not RUN". Nhiều mainboard chạy bình thường nhưng POST card vẫn báo "CPU not RUN" hoặc cũng không nhảy code, đơn giản là do gắn POST Card không tiếp xúc tốt dẫn đến Card không chạy đúng hoặc Card đã bị lỗi. Nếu đã thay thử nhiều CPU khác và chắc rằng CPU này mainboard có support thì cái mình nên "nghi ngờ" là BIOS. Việc cần làm là "nạp thử BIOS trước" để loại trừ khả năng "lỗi BIOS".

Nhiều bạn đặt vấn đề "làm sao để biết BIOS bị lỗi hay không??" thực sự chỉ cần "nạp thử BIOS" mới biết mà thôi. Có bạn lại nói "nhưng em không có máy nạp" <-- câu này nghe là muốn "chửi" tiếp liền. Mà thôi, mình chỉ nói làm thợ mà không đủ tool giống đi chợ mà không đem theo tiền hay đi tắm mà không mang theo "quần", miễn bàn.

Một mẹo dành cho người "không có máy nạp BIOS": lấy một BIOS từ một mainboard y chang đang chạy để thử (có thì nói làm gì đúng không ???), hoặc BIOS của một mainboard tương tự (cùng chipset, cùng dòng cùng đời.. cũng được) nếu thay sang mà co nhảy code thì khả năng "lỗi BIOS" rất cao. Nếu biết lỗi rồi cũng phải nạp lại, chạy đi nạp ké hoặc để dành tiền mua máy nạp cho rồi.

Nói chung, "không nhảy code" thì nên "nạp thử BIOS" rồi tính tiếp.

* Có nhảy code: Có code là có tiền, giống như bác sĩ mà nghe tim còn đập tức còn có "hy vọng". Vấn đề là code hay là "rác". Nếu bình thường: thì POST Card sẽ nhảy "tuần tự những code quen thuộc" rồi màn hình hiện lên coi như OK. Nếu nhảy "tuần tự" dừng lại ở những code "quen thuộc" thì thợ đã biết "do RAM" hay "do VGA".

 

Nói chung, nếu code nhảy "tuần tự" thì đa phần mainboard đã chạy.

 

Nếu nhảy đến một code này đó rồi "reset" quay lại từ đầu và nhảy đi nhảy lại: Lỗi SIO hoặc BIOS. Nạp thử BIOS rồi tính tiếp.

 

Nếu POST Card chỉ hiện ra 1 con số nào đó bất kỳ rồi không nhảy cũng không thay đổi số khác: 100% đó chỉ là "Rác" chứ không phải code gì hết. Khả năng: lỗi BIOS hoặc CPU chưa chạy như trường hợp "không nhảy code".

 

Tòm lại, nạp thử BIOS là việc rất bình thường khi sửa mainboard. Khi đã kiểm tra các mức nguồn bình thường... nói chung mọi thứ đều bình thường mà mainboard vẫn chưa chạy thì nên nạp lại BIOS trước khi làm những thứ khó hơn như chipset Bắc, Socket...


Tạm kết. Sau hơn 1 giờ làm việc. Bạn chỉ cần chưa đến 5 phút để đọc bài này.

 

Bài sau: Hướng dẫn nạp lại BIOS với MiniPro.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Create an account or sign in to comment

You need to be a member in order to leave a comment

Create an account

Sign up for a new account in our community. It's easy!

Register a new account

Sign in

Already have an account? Sign in here.

Sign In Now
Sign in to follow this